Câu 1
Yêu cầu nào sau đây không được đặt ra trong kiểu bài kể về một trải nghiệm của bản thân?
a. Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ
b. Dùng ngôi thứ nhất để kể lại trải nghiệm
c. Sắp xếp sự việc xảy ra theo một trình tự hợp lí
d. Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức của bài văn kể lại một trải nghiệm
Lời giải chi tiết:
Đáp án a.
Câu 2
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 đến 450 chữ) kể lại một trải nghiệm của em về việc em đã giúp đỡ ai đó hoặc được ai đó giúp đỡ khi gặp khó khăn ở ngoài đường phố.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn
Lời giải chi tiết:
DÀN Ý
1. Mở bài
Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc
b. Diễn biến câu chuyện
- Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
- Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.
- Hành động cụ thể của em khi đó.
c. Kết thúc câu chuyện
- Việc làm của em đã mang lại lợi ích như thế nào?
- Việc làm đó đã khiến em và bố mẹ vui ra sao?
3. Kết bài
Cảm giác của em sau khi làm việc tốt.
BÀI THAM KHẢO
Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với riêng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.
Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rồi hỏi:
- Bà ơi, bà làm sao thế?
Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:
- Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...
- Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?
Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:
- Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!
Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:
- Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.
Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:
- Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!
Đôi mắt bà rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường tuy ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng
Chủ đề 1. TRƯỜNG HỌC CỦA EM
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì I - KNTT
Chương 5: Tính đối xứng của hình phẳng trong thực tiễn
Chủ đề 2. CHĂM SÓC CUỘC SỐNG CÁ NHÂN
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6