Câu 1
Đề bài: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Hai bàn tay
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn tên là Lê. Một lần, cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn, hỏi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?Câu hỏi đột nhiên khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Tất nhiên là có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Thành nói tiếp:
- Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây.
Anh Thành vừa nói vừa giơ hay bàn tay
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi suy nghĩ về cuộc phiêu lưu đó, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…
(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)
a. Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
b. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu thế nào là tự lập?
Phương pháp giải:
Giải quyết vấn đề
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
a) Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vì:
Trước những ách thống trị của bọn thực dân Phương Tây, các tầng lớp nhân dân Việt Nam bị bóc lột hết sức nặng nề, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc làm nội bộ lục đục, không có đường lối chung. Người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học sớm đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Khi không có gì trong tay, nhưng với ý chí kiên cường, bất khuất, tràn đầy tình yêu thương, có bản lĩnh gan dạ hết lòng vì tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
b) Từ câu chuyện về Bác Hồ, theo em tự lập là chúng ta luôn phải tự chủ động, tự giác làm những công việc trong cuộc sống, không cần dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, là đức tính tốt đẹp của con người làm họ có trách nhiệm hơn.
Câu 2
Đề bài: Em hãy quan sát các bức tranh, đọc thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:Hình ảnh: (trang 23, 24)
Thông tin:
Hải là con trong gia đình khá giả. Nhà có bác giúp việc nhưng không vì thế mà Hải ỷ lại, dựa dẫm vào bác. Bạn luôn tự giác dọn dẹp phòng, gấp quần áo, chăn màn,… Những lúc rảnh rỗi, Hải còn phụ giúp bác nhặt rau, nấu cơm, lau nhà. Trong học tập, Hải luôn tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
a. Em hãy xác định những biểu hiện tự lập và chưa tự lập trong các bức tranh và thông tin trên.
b. Em còn biết những biểu hiện nào khác ngoài tính tự lập?
Phương pháp giải:
Trực quanLiên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
a. Những biểu hiện của sự tự lập và chưa tự lập trong các bức tranh và thông tin trên:
- Những biểu hiện tự lập:
Hình 1 – tự khâu lại áo;
Hình 3 – Tự giác nấu cơm ăn sớm để học bài cho kịp giờ; bạn Hải trong thông tin trên, cho dù gia đình có khá giả, có bác giúp việc riêng nhưng Hải luôn tự giác làm những việc của mình, còn phụ giúp bác giúp việc những công việc như: nhặt rau, gấp quần áo, chăn màn,…
- Những biểu hiện chưa được tự lập:
Hình ảnh 2 – trong giờ kiểm tra bạn đã không tự giác làm bài của mình mà chờ bạn bên cạnh làm xong rồi chép bài, đồng thời thể hiện sự không trung thực.
b. Những biểu hiện khác ngoài tính tự lập:
- Tự giác vệ sinh cá nhân.
- Thức dậy sớm không cần bố mẹ gọi.
- Tự dọn dẹp, sắp xếp phòng ngủ.
- Phụ giúp bố mẹ những công việc nhà.
- Chủ động học bài, làm hết tất cả các bài tập.…
CHƯƠNG VIII. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
Chủ đề 9. TÔN TRỌNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
Chủ đề: Mĩ thuật và thiên nhiên
Unit 7. Movies