Câu 1
Đề bài: Em hãy nêu một số biểu hiện về tự lập và trái với tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
- Những biểu hiện của tính tự lập trong cuộc sống hằng ngày: tự giác làm những công việc cá nhân; những công việc dễ mà vừa sức mình; không dựa dẫm và ỷ lại vào bố mẹ hoặc người khác; chủ động học tập và làm bài tập về nhà, chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức,…
- Những biểu hiện trái với tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày là: quá ỷ lại hoặc dựa dẫm vào bố mẹ và người khác; không làm được những công việc cá nhân; không làm những việc nhỏ nhặt; lười biếng trong học tập và lao động,…
Câu 2
Đề bài: Em hãy kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã hoặc gặp nghe kể trong học tập, cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
- Những hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em biết:
+ Học sinh không tự giác làm bài tập về nhà còn phải để bố mẹ, thầy cô thúc giục và nhắc nhở.
+ Để đồ đạc cá nhân của mình lộn xộn, bừa bãi không ngăn nắp.
+ Thường xuyên thức dậy muộn nếu không có bố mẹ nhắc nhở
+ Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ....
- Từ những hành vi trên em rút ra bài học cho bản thân: Là học sinh, khi còn nhỏ chúng ta phải tự rèn luyện tính tự lập, tự lập trong những công việc nhỏ hằng ngày sau đó chúng ta sẽ có những kỹ năng, bản lĩnh và tự tin tự lập trong học tập và những công việc lớn hơn. Sống tự lập rất có ích cho con người, nó giúp chúng ta trưởng thành hơn, tạo ra sự tự tin và dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tự lập sẽ giúp con đường đi đến thành công dễ dàng hơn.
Câu 3
Đề bài: Xử lý tình huống:
1. Tan học sớm, Hoa rủ các bạn vào nhà mình ăn cơm trưa. Về tới nhà, Hoa chợt nhớ ra là lúc sáng mẹ về quê thăm bà ốm nên không nấu cơm sẵn như mọi ngày. Hoa và các bạn cùng vào bếp những loay hoay mãi không biết nấu gì để ăn trưa vì từ trước tới giờ đều được mẹ làm giúp
Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
2. Mặc dù nhà ngay gần trường những hàng ngày bố mẹ vẫn phải đưa đón An đi học. Thấy vậy, Hải nói: “Sao cậu không tự đi học?”. An trả lời: “Mình là con trai duy nhất trong nhà, bố mẹ không chăm mình còn chăm ai. Mình mới học lớp 6, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên”.
Nếu là Hải, em sẽ nói gì với An?
Phương pháp giải:
Xử lý tình huống
Lời giải chi tiết:
1. Trong tình huống này, nếu em là Hoa em sẽ xử lý như sau: Em có thể gọi điện cho mẹ nhờ mẹ chỉ cách nấu những món đơn giản; hoặc có thể tra cứu trên internet/sách dạy nấu ăn để tự tay vào bếp nấu bữa trưa cho mình và các bạn.
2. Nếu là Hải em sẽ nói với An như sau: An nên tự giác đến trường, không nên phiền bố mẹ như vậy vì nhà bạn gần trường có thể chịu khó đi, mình nên tập tính tự giác khi còn nhỏ từ những việc mình có thể làm.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIÊU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 6
BÀI 8
Chủ đề 1. KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
Chủ đề 6: MẸ TRONG TRÁI TIM EM