Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bài văn của Tôm-mi
Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người …”
(Theo Gian Lin-xtrôm)
a. Vì sao Tôm-mi học tập sa sút và phá phách?
b. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì?
c. Theo em, mẩu giấy Tôm-mi viết với mong muốn điều gì?
Lời giải chi tiết:
a. Tôm-mi học tập sa sút và phá phách vì bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay.
b. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ của Tôm-mi xem một mẩu giấy trong ngăn bàn của cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.
c. Mẩu giấy Tôm-mi viết với mong ước bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình bạn ấy sẽ hạnh phúc như xưa.
Câu 2
Điền vào chỗ trống x hay s?
a. Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ ……..ương.
Mịt mù khói tỏa ngàn ……..ương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(Ca dao)
b. ….ớm mai lên núi đốt than,
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng.
c. Làng tôi có lũy tre ….anh,
Có ….ông Tô Lịch uốn quanh ….óm làng.
Bên bời vải nhãn hai hàng,
Dưới …ông cá lội từng đàn tung tăng.
Lời giải chi tiết:
a) Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(Ca dao)
b. Sớm mai lên núi đốt than,
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng.
c. Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bời vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Câu 3
Khoanh vào chữ cái trước những câu tục ngữ về học tập:
a) Có học mới hay, có cày mới biết.
b) Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
c) Không cày không có thóc, không học không biết chữ.
d) Cái nết đánh chết cái đẹp.
e) Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Lời giải chi tiết:
Những câu tục ngữ về học tập đó là:
a) Có học mới hay, có cày mới biết.
b) Dốt đến đâu, học lâu cũng biết.
c) Không cày không có thóc, không học không biết chữ.
e) Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Chủ đề E. Ứng dụng tin học
Unit 4: Home
Bài tập cuối tuần 19
Chủ đề 2: Tổ quốc Việt Nam
Unit 3: He has got blue eyes.
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3