Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Bồ Nông có hiếu
Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát trong này. Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai sinh sống?
A. Hai mẹ con Bồ Nông
B. Hai mẹ con Bồ Nông và cua cá.
C. Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ.
b) Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào?
A. Dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ
B. Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
C. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.
D. Các việc làm ở câu A, B, C
c) Lòng hiếu thảo của Bồ Nông đã có tác dụng gì?
A. Làm cho mọi người phải noi theo.
B. Làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
C. Làm cho các con vật sống ở vùng đất nắng bỏng noi theo.
d) Em học được bài học gì qua tấm gương hiếu thảo của Bồ Nông?
Lời giải chi tiết:
a) Trên vùng đất nắng bỏng cát rang chỉ có hai mẹ con Bồ Nông sinh sống.
Chọn đáp án: A
b) Bồ Nông chăm sóc mẹ bằng cách : dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, đêm đêm ra đồng xúc tép, xúc cá nuôi mẹ. Bắt được con mồi nào chú cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
Chọn đáp án: D. Các việc làm ở câu A, B, C
c) Lòng hiếu thảo của Bồ Nông có tác dụng : làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác phải cảm phục và noi theo.
Chọn đáp án: B
d) Qua tấm gương hiếu thảo của Bồ Nông, em biết yêu thương bố mẹ nhiều hơn. Em cũng cần phải học tập thật tốt, luôn chăm ngoan để bố mẹ vui lòng.
Câu 2
Điền vào chỗ trống l hay n?
a. …ăn lóc
b. …ao xao
c. bằng …ăng
d. …ốm đốm
Lời giải chi tiết:
a. lăn lóc
b. lao xao
c. bằng lăng
d. lốm đốm
Câu 3
Nối tiếng ở bên trái với tiếng ở bên phải để tạo thành từ ngữ đúng:
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau và sắp xếp những từ ngữ chỉ sự vật đó vào nhóm thích hợp:
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả rừng ăn.
(Sưu tầm)
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ cây cối |
|
|
|
Lời giải chi tiết:
Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chẳng khác nào “chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả rừng ăn.
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ cây cối |
Tôi, mình | Không khí, xe, núi, cảnh, rừng, đường núi, dốc, nhà, chim, lồng, góc, cảnh
| Hoa quả, quả rừng |
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3