Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tình cha
Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa ở thị trấn Yu-bét-su, đảo Hô-kai-đô (Nhật Bản) đã tử vong trong lúc cố gắng bảo vệ cô con gái Na-su-ne khỏi những cơn gió rét mạnh tới 109km/h và nhiệt độ xuống mức -6 độ C (âm sáu độ C).
Theo tờ Yô-miu-ri*, ông Ô-ka-đa đã choàng tay ôm lấy con gái và cố gắng dùng hơi ấm cơ thể mình và một bức tường nhà kho để che chắn cho con. Ông cũng tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cô bé trước cái lạnh khắc nghiệt của cơn bão tuyết. Và khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy thì cô bé đang khóc yếu ớt trong vòng tay cha. Được biết, người cha đã qua đời trước lúc được tìm thấy. Mẹ của Na-su-ne cũng đã mất cách đây hai năm vì bệnh tật. Bởi thế bao nhiêu tình yêu thương, ông Ô-ka-đa đều dành hết cho cô gái nhỏ. Cha của em, ông Ô-ka-đa vừa là một ngư dân chăm chỉ vừa là một người bố rất tận tụy khi thường bắt đầu một ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con gái yêu quý.
Đau lòng hơn khi cái chết của ông Ô-ka-đa xảy ra giữa lúc các gia định trên khắp Nhật Bản kỉ niệm Ngày của các bé gái, một lễ hội truyền thống trong đó cha mẹ thường có mặt tại nhà và trang hoàng nhà cửa với những con búp bê xinh xắn. “Ông ấy đã để dành một chiếc bành cho cô con gái duy nhất và đang mong chờ kỉ niệm ngày này cùng nhau”, một người hàng xóm nói với tờ Yô-miu-ri.
(Theo Gia đình Online)
Chú giải: Yô-miu-ri: Tên tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật và có số lượng phát hành lớn nhất thế giới.
a/ Điền từ ngữ trong bài vào đoạn sau:
Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con. Hằng ngày, ông bắt đầu ……. để được ……. Cùng con. Trong cơn bão tuyết, ông đã dùng ……. và tháo ……. để cho con. Ông đã tử vong vì cố gắng ……. con gái khỏi những cơn gió rét.
b/ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Phương pháp giải:
a) Con đọc kĩ đoạn văn để nắm được các ý chính trong đoạn.
b) Con có suy nghĩ gì về tình cha con trong truyện.
Lời giải chi tiết:
a) Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con. Hằng ngày, ông bắt đầu ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con. Trong cơn bão tuyết ông đã dùng cơ thể mình và tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cho con. Ông đã tử vong vì cố gắng bảo vệ con gái khỏi những cơn gió rét.
b) Tình cảm mà bố mẹ dành cho con cái là vô bờ bến và không cần hồi đáp. Để bảo vệ con cái, bố mẹ có thể hi sinh tất cả, kể cả cái chết.
Câu 2
a/ Đọc đoạn văn sau:
- Bao nhiêu ạ? Cậu bé hỏi.
- Không có giá tiền cho tình yêu đâu cậu bé ạ!
- Nói xong ông cúi xuống, bế chú chó nhỏ lên và cẩn thận đưa cho cậu bé.
b/ Đánh dấu vào câu trả lời đúng cho câu hỏi: Dấu gạch ngang trong đoạn văn được dùng với tác dụng gì?
□ Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
□ Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
□ Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ đoạn văn rồi trả lời câu hỏi:
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang trong đoạn văn được dùng với tác dụng:
Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Câu 3
Khoanh tròn vào chữ cái trước đoạn văn dùng sai dấu gạch ngang:
a) Bà lão bước tới ôm chầm lấy cô gái và bảo:
- Con gái à! Con hãy ở lại với mẹ đi!
Kể từ đó về sau thì bà lão cùng với cô gái xinh đẹp sống cùng nhau vui vẻ, hạnh phúc.
b) Hà thầm nghĩ:
- Mình sẽ cố gắng học thật giỏi.
c) Đèn lồng - nét đặc trưng của phố cổ Hội An.
d) Xiến Tóc nghiến răng ken két, chõ cả hai cái sừng dài xuống đất, quát:
- A được, nói lời phải không nghe, rồi sẽ biết tay.
Tôi còn trêu tức, ngước răng lên:
- Có giỏi thì xuống đây trọi nhau.
Phương pháp giải:
Dấu gạch ngang được sử dụng với các tác dụng sau:
- Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Con hãy đối chiếc các tác dụng của dấu gạch ngang này vào từng trường hợp này để xác định trường hợp dùng sai dấu gạch ngang.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp dùng sai dấu gạch ngang đó là:
b) Hà thầm nghĩ:
- Mình sẽ cố gắng học thật giỏi.
Vì đây là lời nhân vật thầm nghĩ, không phải đoạn hội thoại nên không thể dùng dấu gạch ngang
Chủ đề 5. Con người và sức khoẻ
VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1
Vùng Tây Nguyên
Chủ đề 1. Chất
Phần 2: Vận động cơ bản
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4