Câu 4
Gạch dưới những từ ngữ chỉ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài ca dao sau:
Dịu hiền vốn có, đảm đang
Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan
Ra ngoài giúp nước, giúp non
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
Phương pháp giải:
Con chú ý từ khoá sau để tìm cho chính xác: vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài ca dao là những từ được in đậm và gạch chân:
Dịu hiền vốn có, đảm đang
Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan
Ra ngoài giúp nước, giúp non
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
Câu 5
Chọn một từ em tìm được ở câu 4. Đặt câu với từ đó:
- Từ em chọn: ..............
- Nghĩa của từ là: .....................
- Đặt câu: ..................
Phương pháp giải:
Con làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ em chọn: dịu hiền
- Nghĩa của từ là: dịu dàng và hiền hậu
- Đặt câu: Ngọc là cô gái dịu hiền nhất trong vùng.
Câu 6
Hãy viết một đoạn văn tả một loài cây mà em yêu thích (dựa vào dàn ý mà em đã lập ở tuần 23)
Phương pháp giải:
a. Mở bài: Giới thiệu
Trước sân trường em, cây bàng toả bóng rợp mát trong sân là hình ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.
b. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Hình dáng: tán rộng đừng sừng sững giữa sân trường
+ Chiều cao: chừng 5, 6 mét
- Tả các bộ phận, đặc điểm tiêu biểu (hoặc tả cây ở từng thời kì phát triển)
+ Thân cây: sần sùi, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể
+ Gốc bàng: lớn
+ Rễ cây: Trồi lên, bò lan xung quanh
+ Sự thay đổi của lá và quả gắn liền với sự chuyển giao các mùa trong năm
c. Kết bài: Cảm nhận về cây được tả
Lời giải chi tiết:
Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.
Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.
Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.
Vui học
Nguyên nhân
Trong giờ Tiếng Việt, cô giáo giảng câu ca dao:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
Tí bỗng đứng lên hỏi:
- Thưa cô, có phải rượu được làm từ cơm không ạ?
- Phải. Nhưng có liên quan gì đến câu ca dao này đâu.
- Dạ … Nhưng bây giờ thì em đã hiểu vì sao bố em nói rượu vừa đắng vừa cay rồi ạ.
- !!!
(Sưu tầm)
*Câu chuyện có chi tiết nào gây cười?
* Em sẽ giải thích như thế nào cho bạn Tí hiểu lời cô và lời bố bạn Tí không liên quan.
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ câu chuyện để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện có chi tiết nào gây cười?
Câu chuyện gây cười ở chi tiết “đắng cay’. Bạn Tí hiểu lầm ý nghĩa của từ “đắng cay” trong bài ca dao. Tiếng cười được đẩy lên đỉnh điểm là ở câu cuối cùng mà bạn Tí nói với cô giáo: “Nhưng bây giờ thì em đã hiểu vì sao bố em nói rượu vừa đắng vừa cay rồi ạ.’
- Em sẽ giải thích như thế nào cho bạn Tí hiểu lời cô và lời bố bạn Tí không liên quan?
“đắng cay” trong bài ca dao là chỉ nỗi vất vả, khổ cực mà người nông dân phải chịu đựng để làm ra được những hạt thóc, hạt gạo.
“đắng cay” trong câu nói của bố bạn lại chỉ mùi vị của rượu, vừa có vị đắng lại vừa có vị cay.
Bài tập cuối tuần 24
Chủ đề 7. Ước mơ
SGK Toán 4 - Cánh Diều tập 2
Unit 5: Getting around
Chủ đề: Quyền và bổn phận trẻ em
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4