Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Quả cầu tuyết
Tuyết rơi ngày càng dày.
Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:
- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.
- Mình không đủ can đảm.
- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.
Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:
- Các bác định đánh một đứa trẻ à?
Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.
Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.
Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:
- Cháu là một cậu bé dũng cảm.
(Theo A-mi-xi)
a/ Câu chuyện có những nhân vật nào?
b/ Ai vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già?
c/ Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu?
d/ Ai đã động viên cậu bé nhận lỗi?
e/ Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm?
Phương pháp giải:
a) Con đọc toàn bộ câu chuyện để xem có những nhân vật nào trong truyện?
b) Con đọc kĩ câu chuyện để tìm đáp án.
c) Con đọc kĩ câu chuyện để tìm đáp án.
d) Con đọc kĩ câu chuyện để tìm đáp án.
e) Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Câu chuyện có những nhân vật: cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
b) Người vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già là Ga-rốp-phi.
c) Quả cầu tuyết đã làm cụ già bị thương ở mắt.
d) Người động viên cậu bé nhận lỗi là bạn của cậu ấy Ga-rô-nê.
e) Cụ già khen cậu bé dũng cảm vì cậu bé đã dám dũng cảm nhận lỗi.
Câu 2
Đọc các câu sau:
a/ Võ Thị Sáu là nữ anh hùng của vùng Đất Đỏ. …….
b/ Bà ngoại tôi là người rất khéo tay. …….
c/ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc là những nữ thanh niên xung phong tuổi từ 17 đến 24. …….
- Điền từ “giới thiệu” hoặc “nhận định” vào ô trống.
- Dùng dấu gạch chéo để phân tách giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu.
Phương pháp giải:
- Nhận định: đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó.
- Giới thiệu: cho biết một vài thông tin về một đối tượng nào đó.
Lời giải chi tiết:
a/ Võ Thị Sáu / là nữ anh hùng của vùng Đất Đỏ. -> Nhận định
b/ Bà ngoại tôi / là người rất khéo tay. -> Nhận định
c/ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc / là những nữ thanh niên xung phong tuổi từ 17 đến 24. -> Giới thiệu
Câu 3
Đặt câu theo mẫu Ai là gì? với các từ sau: can đảm, nhát gan
Phương pháp giải:
Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
Nhát gan: Làm việc gì cũng lo lắng, sợ sệt không dám làm.
Lời giải chi tiết:
Anh Long là người rất dũng cảm.
Anh Bình là một chàng trai nhát gan nhưng rất lương thiện.
VBT Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Bài 10. Chùa thời Lý
CHỦ ĐỀ 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Chủ đề 2. Năng lượng
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4