Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Ổ bánh mì và lời thì thầm của ông lão nghèo
Một người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho gia đình, luôn làm dư một cái để lại bên ngoài thành cửa sổ cho người nghèo đói đi qua. Ngày qua ngày cứ đến buổi, một ông lão gù lưng đến lấy ổ bánh mì đi.’
Thay vì nói lời cảm ơn ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời thì thầm: “Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi”. Điều này cứ diễn ra mỗi ngày, ông lão đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu nói đó. Người phụ nữ dần bực bội trong lòng, nghĩ: “Nhận được bánh không biết cảm ơn còn lải nhải mấy lời khó chịu kia! Ông ta muốn ám chỉ điều gì đây?”. Rồi một hôm chịu hết nổi bà không muốn nghe lời lẩm bẩm kia nữa bà liền trộn thuốc độc vào ổ bánh mì nhưng tay run bần bật. Cảm thấy hốt hoảng bà vội thay một cái bánh khác lên thành cửa sổ. Như mọi khi ông lão cầm ổ bánh vui vẻ rời đi.
Có một điều không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi chiến trận được trở về nhà bình an. Buổi chiều hôm đó có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa anh gầy sọp đi quần áo rách rưới đến thảm hại anh đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ anh nói: “Mẹ ơi con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang con xin ông ta cho con một chút gì để ăn và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon và chút nước.” Ông ta nói: “đây là cái mà tôi có mỗi ngày nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi”.
Khi người mẹ nghe những lời đó mặt bà biển sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!
Ngay lập tức bà nhớ lại lời thì thầm lặp đi lặp lại qua ngày của ông lão….
(Theo truyện ngụ ngôn)
a. Người phụ nữ trong truyện có thói quen làm gì mỗi ngày?
b. Mục đích của người phụ nữ ngoài việc để bánh mì cho người nghèo còn để làm gì?
c. Tại sao ông lão lấy bánh mì thay bằng lời cảm ơn thì ông lại nói lời thì thầm?
d. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Phương pháp giải:
a) Con đọc đoạn văn đầu tiên trong câu chuyện.
b) Con đọc lời mà người phụ nữ đã nói trong lúc bực tức ở đoạn văn thứ 2.
c) Con đọc lại lời nói thầm của ông lão.
d) Từ hành động của người phụ nữ và ông lão cho em hiểu điều gì?
Lời giải chi tiết:
a) Người phụ nữ trong truyện có thói quen khi nướng bánh cho gia đình, luôn làm dư một cái để lại bên ngoài thành cửa sổ cho những nghèo đói đi qua có thể lấy.
b) Mục đích của người phụ nữ ngoài việc để bánh mì cho người nghèo còn để cầu nguyện cho đứa con trai đi chiến trận được trở về nhà bình an.
c) Ông lão lấy bánh mì thay bằng lời cảm ơn thì ông lại nói thầm bởi vì những lời nói thầm ấy có ý nghĩa cầu chúc cho người làm việc tốt sẽ được hưởng những điều tốt tương tự. Còn những người làm việc xấu sẽ phải chịu hậu họa.
d) Trong cuộc sống luôn tồn tại luật nhân quả. Nghĩa là bạn làm việc tốt thì rồi sẽ có ngày được trả ơn xứng đáng, ngược lại nếu làm việc xấu thì sẽ phải chịu hậu họa. Bởi vậy sống ở đời chúng ta cần sống thiện lương, chan hòa với những người xung quanh thì rồi sẽ gặp được may mắn trong cuộc sống.
Câu 2
Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho mỗi câu sau:
a/ ...................................., miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.
b/ ...................................., những chú chim đua nhau hót véo von.
c/ ...................................., em luôn cố gắng học giỏi.
d/ ...................................., Rùa đã thắng Thỏ.
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ để điền sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a/ Vào mùa xuân, miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.
b/ Trên cành cây, những chú chim đua nhau hót véo von.
c/ Để bố mẹ vui lòng, em luôn cố gắng học giỏi.
d/ Trong cuộc thi chạy, Rùa đã thắng Thỏ.
Câu 3
Điền các từ ngữ sau vào cột phù hợp.
học hành, mềm dẻo, vui vẻ, long lanh, rúc rích, chí khí, dìu dắt, chắt chiu, nô nức, thanh cao, vui sướng, tưởng nhớ.
Từ ghép | Từ láy |
Phương pháp giải:
- Từ ghép được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Từ láy được tạo bằng cách phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả vần cả âm đầu) giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Từ ghép | Từ láy |
học hành, mềm dẻo, chí khí, dìu dắt, thanh cao, vui sướng, tưởng nhớ | vui vẻ, long lanh, rúc rích, chắt chiu, nô nức |
Học kỳ 1 - SBT i-Learn Smart Start 4
Unit 17: How much is the T-shirt?
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
PHẦN 2: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo tập 1
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4