Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cái giá của sự trung thực
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kia-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
- Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói nằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng mà lũ trẻ dành cho mình chỉ với 3 đô la.”
(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)
a/ Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé vào cửa cho trẻ em ở độ tuổi nào?
b/ Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
c/ Người bạn của tác giả lẽ ra “tiết kiệm” được 3 đô la bằng cách nào?
d/ Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm” 3 đô la theo cách đó?
e/ Chúng ta học được bài học gì từ người cha của bọn trẻ?
Phương pháp giải:
a) Con đọc câu trả lời của người bán vé.
b) Con đọc nửa sau của câu chuyện.
c) Con xem lại phần giới thiệu tuổi tác những đứa con của người bạn đó và quy định khi mua vé vào câu lạc bộ giải trí.
d) Con đọc lại lời đáp của người bạn của tác giả ở phần cuối truyện.
e) Con suy nghĩ về hành động không nói dối của người cha.
Lời giải chi tiết:
a) Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé vào cửa cho trẻ em từ 6 tuổi trở xuống.
b) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho ba người là chính ông ấy, đứa con lớn 7 tuổi của ông ấy và người bạn của ông ấy.
c) Người bạn của tác giả lẽ ra “tiết kiệm” được 3 đô la bằng cách nói dối tuổi của đứa con lớn của mình. Cậu bé năm nay 7 tuổi, nếu nói là 6 tuổi để được miễn phí vé vào cửa thì người bán vé cũng khó lòng mà biết được.
d) Người bạn của tác giả không “tiết kiệm” 3 đô la theo cách đó vì ông không muốn nói dối trước mặt những đứa trẻ, ông không muốn bán đi sự kính trọng mà lũ trẻ dành cho mình chỉ với 3 đô la.
e) Trong cuộc sống nên sống trung thực, thẳn thắn. Không nên nói dối, đặc biệt là trước mặt trẻ con.
Câu 2
Xếp các từ đã cho thành ba nhóm tương ứng với ba chủ điểm đã học rồi ghi vào bảng dưới đây:
gan góc, duyên dáng, tuyệt đẹp, tài hoa, can trường, quả cảm, nết na, lực lưỡng, khôi ngô, tài nghệ, thùy mị, nở nang, rắn rỏi, tài đức, cân đối, tài giỏi, tráng lệ, anh hùng
Phương pháp giải:
Con đọc thật kĩ các từ rồi sắp xếp vào các nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Chọn ít nhất 3 từ trong bài tập 2 và đặt 3 câu theo 3 mẫu câu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) em đã học.
Phương pháp giải:
Con chọn 3 từ rồi đặt câu cho phù hợp với văn cảnh và cấu trúc các câu.
Lời giải chi tiết:
- Cô ấy là người duyên dáng nhất trong vùng.
- Thân hình cân đối.
- Bằng lòng quả cảm hơn người, anh ấy xông về phía đường bom của địch.
Chủ đề 3. Dấu câu
Chủ đề 2. Quê hương
Unit 15. When's Children's Day?
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Chủ đề 5. Niềm vui
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4