Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Bài 2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Bài 3. Bảng lượng giác
Bài 4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Bài 5. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời
Ôn tập chương I. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Câu 1 (3 điểm). Hãy chọn kết quả đúng
1. Trong hình 60a, \(\sin \alpha \) bằng
(A) \(\dfrac{5}{4}\) (B) \(\dfrac{5}{3}\)
(C) \(\dfrac{4}{5}\) (D) \(\dfrac{3}{5}\)
2. Trong hình 60b, cos C bằng:
(A) \(\dfrac{{AB}}{{AC}}\) (B) \(\dfrac{{AH}}{{AC}}\)
(C) \(\dfrac{{AB}}{{BC}}\) (D) \(\dfrac{{CH}}{{AC}}\)
3. Cho hai góc nhọn \(\alpha \) và \(\beta \) phụ nhau. Khi đó ta có:
(A) \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\beta = 1\)
(B) \(\sin \alpha = \cos \beta \)
(C) \(\tan \alpha = \cot \left( {{{90}^o} - \beta } \right)\)
(D) \(\sin \alpha = \cos \left( {{{90}^o} - \beta } \right)\)
Câu 2 (3 điểm). Đường cao MQ của tam giác vuông MNP chia cạnh huyền NP thành hai đoạn \(NA = 3\) và \(PQ = 6.\) Hãy so sánh cot N và cot P. Tỉ số nào lớn hơn và lớn hơn mấy lần ?
Câu 3 (4 điểm). Một em học sinh đứng ở mặt đất cách tháp ăng – ten 150m. Biết rằng em nhìn thấy đỉnh tháp ở góc 20o so với đường nằm ngang và khoảng cách từ mắt em đến mặt đất là 1m. Hãy tính chiều cao của tháp.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp giải :
1. Áp dụng \(\sin \alpha = \dfrac{{cạnh\,{\rm{ }}đối}}{{cạnh\,{\rm{ }}huyền}}\)
2. Áp dụng \(\cos C = \dfrac{{cạnh\,{\rm{ }}kề}}{{cạnh{\rm{ }}\,huyền}}\)
3. Vận dụng kiến thức : Hai góc \(\alpha \) và \(\beta \) phụ nhau \(\left( {\alpha + \beta = {{90}^o}} \right)\). Ta có:\(\sin \alpha = \cos \beta ;\,\,\cos \alpha = \sin \beta ;\) \(\,\tan \alpha = \cot \beta ;\,\,\cot \alpha = \tan \beta \).
Lời giải :
1. \(\sin \alpha = \dfrac{{cạnh{\rm{ }}\,đối}}{{cạnh{\rm{ }}\,huyền}} = \dfrac{4}{5}\)
Chọn C.
2. \(\cos C = \dfrac{{cạnh\,{\rm{ }}kề}}{{cạnh{\rm{ }}\,huyền}} = \dfrac{{AC}}{{BC}} = \dfrac{{HC}}{{AC}}\)
Chọn D.
3. Hai góc nhọn \(\alpha \) và \(\beta \) phụ nhau thì \(\sin \alpha = \cos \beta \)
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp giải :
- Áp dụng tỉ số lượng giác \(\cot \alpha = \dfrac{{cạnh\,{\rm{ }}kề}}{{cạnh\,{\rm{ }}đối}}\) tìm \(\cot N\) và \(\cot P.\)
- So sánh và tìm tỉ số \(\dfrac{{\cot N}}{{\cot P}}\) để trả lời câu hỏi tỉ số lớn hơn mấy lần.
Lời giải :
Tam giác vuông \(MNQ\) có :\(\cot N = \dfrac{{NQ}}{{MQ}} = \dfrac{3}{{MQ}}\)
Tam giác vuông \(MPQ\) có : \(\cot P = \dfrac{{QP}}{{MQ}} = \dfrac{6}{{MQ}}\)
Vì \(MQ\) là đường cao của \(\Delta MNP\) nên độ dài \(MQ\) cố định và \(MQ \ne 0.\)
Mà \(\dfrac{3}{{MQ}} < \dfrac{6}{{MQ}} \Rightarrow \cot N < \cot P.\)
Xét tỉ số \(\cot N:\cot P = \dfrac{3}{{MQ}}:\dfrac{6}{{MQ}} = \dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}\) \( \Rightarrow \cot P = 2.\cot N\)
Vậy \(\cot P\) lớn hơn \(\cot N\) và lớn hơn gấp \(2\) lần.
Câu 3:
Phương pháp giải :
- Vẽ hình biểu diễn các thông tin của bài toán.
- Chiều cao của tháp ăng-ten bằng tổng độ dài của \(BC\) và \(AB.\)
- Tìm độ dài \(BC\) dựa vào kiến thức : Trong tam giác vuông, cạnh góc vuông này bằng cạnh góc vuông kia nhân tang góc đối.
Lời giải :
Giả sử khoảng cách từ em học sinh đến tháp ăng-ten là đoạn \(AE;\) mắt em là điểm \(D\) thì chiều cao của tháp là đoạn \(AC.\)
Ta có \(DB = AE\) (đều là khoảng cách từ em học sinh đến tháp ăng-ten)
Tam giác vuông \(ABD\) có : \(BC = BD.\tan \widehat {CDB} \)\(= 150.\tan {20^o} \approx 54,6m.\)
Vậy chiều cao của tháp là : \(AC = BC + CA \)\(= 54,6 + 1 = 55,6(m).\)
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Văn 9
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tiếng Anh 9 mới tập 1
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)