SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 2
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 2

Trả lời câu hỏi văn bản 2 trang 5

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 1

Nội dung câu hỏi: 

Người kể chuyện trong Một người Hà Nội là ai?

 

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trong SGK và chú ý tới cách xưng hô của người kể đối với người đọc, người nghe để xác định được người kể chuyện trong Một người Hà Nội là ai và lựa chọn được đáp án đúng.

 

Lời giải chi tiết:

   Trong đoạn văn bản, người kể chuyện xưng “tôi” với người đọc, người nghe. Đồng thời, liên kết với những giao tiếp của nhân vật “tôi” với các nhân vật khác trong văn bản như “Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!”, “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”...

→ Đáp án đúng: A. Anh Khải.

Câu 2

Nội dung câu hỏi: 

Những ai làm nhân vật chính trong truyện Một người Hà Nội?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản cùng những đoạn hội thoại của nhân vật “tôi” với các nhân vật và dựa vào sự xuất hiện với tần suất nhiều của các nhân vật trong văn bản để chỉ ra ai làm nhân vật chính trong truyện.

 

Lời giải chi tiết:

Trong truyện có thể thấy người được nhắc đến và có sự tương tác qua lại nhiều nhất với nhân vật “tôi” là nhân vật Cô Hiền. Như vậy những nhân vật chính trong truyện Một người Hà Nội là anh Khải và Cô Hiền.

→ Đáp án đúng: B. Cô Hiền và anh Khải.

Câu 3

Nội dung câu hỏi: 

Những lời nói dưới đây thể hiện phẩm chất, tính cách gì của cô Hiền?

 

Phương pháp giải:

Phân tích ngữ liệu mà đề bài đưa ra, chú ý đến cách biểu đạt, giọng văn thể hiện để thấy được phẩm chất, tính cách của cô Hiền.

 

Lời giải chi tiết:

- Những lời nói của cô Hiền dù có đôi phần hơi thẳng thắn, sỗ sàng “tao”, “ta có bộ mặt rất tư sản”,... nhưng lại là một người tâm tính tốt “không bóc lột ai cả”, có bản lĩnh, khó bị cám dỗ, lay chuyển bởi bất cứ điều gì.

→ Cô Hiền là một người thẳng thắn, có bản lĩnh.

Câu 4

Nội dung câu hỏi: 

Nhân vật nào sau đây khiến người kể chuyện xưng “tôi” có những nhận xét “không mấy vui vẻ” về Hà Nội?

 

Phương pháp giải:

Đọc văn bản trong SGK và chú ý đến cụm từ “không mấy vui vẻ” khi bàn luận về Hà Nội của nhân vật “tôi” để có thể chỉ ra được nhân vật được nhắc đến.

 

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn văn tác giả trở về Hà Nội và đang ngồi nói chuyện với cô Hiền, kể lại chuyện khi nhân vật “tôi” đạp xe ở đường Phan Đình Phùng và bị một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh vào bánh xe và dít xe, sau đó có thái độ và lời lẽ không hay với nhân vật. Điều đó đã khiến nhân vật “tôi” có những nhận xét “không mấy vui vẻ” về Hà Nội.

→ Đáp án đúng: D. Ông bạn trẻ đạp xe như gió.

Câu 5

Nội dung câu hỏi: 

Đọc đoạn văn sau và cho biết đồ nội thất trong nhà cô Hiền như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn đề bài đưa ra, chú ý đến những chi tiết, cụm từ miêu tả đồ nôị thất trong nhà cô Hiền để chọn được đáp án chính xác.

 

Lời giải chi tiết:

Thông qua một số cụm từ miêu tả “rất đẹp nhưng không khảm”, “màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào”... Có thể thấy những đồ nội thất trong nhà cô Hiền là những món đồ cổ, dù được thiết kế rất đơn giản nhưng lại mang vẻ rất đẹp.

→ Đáp án đúng: A. Đồ cổ, sang trọng, lịch lãm.

Câu 6

Nội dung câu hỏi: 

Tóm tắt truyện Một người Hà Nội. Xác định bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào ý hiểu cũng như khả năng bao quát, tổng hợp của bản thân để tóm tắt được truyện bằng cách trình bày những sự kiện chính, đặc sắc, nổi bật. Từ việc tóm tắt truyện đó cũng có thể xác định được bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện.

 

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt truyện: Người kể chuyện xưng “tôi”, tên Khải có người bà con xa là cô Hiền. Cô Hiền xinh đẹp và thông minh, sinh ra trong một gia đình giàu có, lương thiện. Thời son trẻ, cô Hiền mở sa lông văn học, giao lưu với khách văn chương tri thức, thanh niên con nhà giàu. Đến tuổi lập gia đình, cô lấy một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ làm chồng. Suốt thời kháng chiến chống thực dân Pháp, vợ chồng cô Hiền vẫn sống ở Hà Nội. Sau ngày tiếp quản thủ đô, cô Hiền không phải đi học tập cải tạo vì làm nghề hoa giấy, chỉ có một dinh cơ, không có nhà riêng cho thuê, không “bóc lột” ai. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người con trai cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Anh Khải đã chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống nhiều năm nhưng cứ có dịp ra Hà Nội lại ghé thăm cô Hiền. Anh than phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn nay đã sống lại. Anh nhận ra cô Hiền chính là “hạt bụi vàng” của người Hà Nội.

Bối cảnh diễn ra các sự kiện trong truyện:

- Về không gian: Hà Nội (nhà riêng của cô Hiền, phố xá Hà Nội…)

- Về thời gian: 1955 - 1965 (thời kì Hà Nội vừa được giải phóng, chính quyền cách mạng thực hiện nếp sống văn hóa mới, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh); 1965-1970 (thời kì Hà Nội cùng với cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ); 1975-1990 (Hà Nội thời kì bao cấp và những năm đầu Đổi mới)

Không gian mở rộng, từ không gian mang tính cá nhân - gia đình đến không gian mang tính cộng đồng - xã hội. Thời gian trải dài, mang tính lịch sử, từ quá khứ đến hiện tại, qua nhiều hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau.

Câu 7

Nội dung câu hỏi: 

Trong truyện Một người Hà Nội, cô Hiền có nói: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.

Em tán thành hay phản đối quan điểm của nhân vật? Vì sao?

 

Phương pháp giải:

Thể hiện quan điểm của bản thân với ý kiến của nhân vật cô Hiền và đưa ra những lập luận, quan điểm chứng minh quan điểm của mình sao cho người đọc thấy thuyết phục, hợp lý nhất.

 

Lời giải chi tiết:

Đây là một quan điểm hết sức đúng đắn, bản thân em hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó của nhân vật trong truyện.

Quan điểm này đã phần nào phản ánh được mặt tiêu cực của một bộ phận người Hà Nội với lối sống tùy tiện, buông tuồng trong lời nói, hành động. Cô Hiền đề cao việc duy trì những chuẩn mực và truyền thống về cách ứng xử và giao tiếp của người Hà Nội, và cô cho rằng những người Hà Nội thì cần phải có những cử chỉ, lời nói chuẩn mực, thanh lịch, văn minh. Đối với cá nhân em, không chỉ người Hà Nội mà bất cứ ai cũng cần phải rèn luyện cho mình những lời nói, cử chỉ chuẩn mực, thể hiện là những công dân văn minh, phát triển và hiện đại. Mỗi một cử chỉ, hành động, lời nói đều thể hiện một phần nào đó tính cách, phẩm chất, lối sống cũng như lối suy nghĩ của cá nhân mỗi người. Đó cũng chính là yếu tố tạo dựng nên thành công trong cuộc sống và công việc hàng ngày dành cho mỗi cá nhân trong xã hội.

Câu 8

Nội dung câu hỏi: 

Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Thông qua những phân tích, nhận định của bản thân về quan điểm, thái độ ở người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá.

 

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện xưng “tôi”, tên Khải là người có quan điểm, thái độ đối với các nhân vật và sự việc trong truyện.

- Cách nhìn người, nhìn đời đa chiều, sâu sắc, tinh tế (thể hiện: quan sát cô Hiền qua nếp nghĩ, lối sống, cách ứng phó với việc cá nhân, việc nhà, việc nước…từ khi còn son trẻ cho đến khi đã là một bà lão bảy mươi tuổi, từ đó đưa ra một cách nhìn vừa mang tính lịch sử vừa nhất quán về phẩm chất, cốt cách của nhân vật).

- Quan điểm thăng thắn, nhận xét trung thực, biểu hiện sự từng trải, tự tin, lịch lãm (sẵn sàng đối thoại với cô Hiền: “cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”; thẳng thắn đưa ra những nhận xét “không mấy vui vẻ” về Hà Nội; bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về cô Hiền - “hạt bụi vàng” của Hà Nội)

- Thái độ nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ nét đẹp văn hóa Hà Nội (thái độ đối với cô Hiền); xót xa , đau tức khi những nét đẹp văn hóa đó bị mai một, hư hao, mất mát (thái độ đối với một số người Hà Nội thô lỗ, bất lịch sự); thân tình, cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác (trong chuyện trò, giao tiếp với cô Hiền và các nhân vật khác)

Người kể chuyện là người hiểu Hà Nội, yêu Hà Nội, buồn vui với những thăng trầm của Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội; có cách nhìn đa chiều, sâu sắc đối với các nhân vật và sự việc trong truyện.

Câu 9

Nội dung câu hỏi: 

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản, đặc biệt là đoạn hội thoại giữa cô Hiền và anh Khải để phân tích chi tiết chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.

 

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh: Cây si là loại cây thường được trồng ở chùa miếu; tán rộng, xanh mượt, có nhiều rễ bám chắc vào đất, có sức sống lâu bền. Cây si cổ thụ thường gắn liền với đời sống tinh thần, với sinh hoạt văn hóa tâm linh suốt cả đời một con người, gắn liền với văn hóa - lịch sử của một vùng đất. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị nhân sinh lâu đời, cao quý (các giá trị văn hóa có thể nhất thời bị tàn phá, bị đứt gãy nhưng không thể chết, không thể vĩnh viễn mất đi).

Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề: Nếu nhân vật cô Hiền là biểu tượng của phẩm chất, cốt cách con người Hà Nội - một người biết cách tôn trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Hà Nội thì cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là một biểu tượng văn hóa tâm linh. Phẩm chất, bản lĩnh của cô Hiền - cái mà thời cuộc thăng trầm không thể đổi dời và sức sống, khả năng hồi sinh của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là những bằng chứng khẳng định niềm tin vào sự bất diệt của những giá trị văn hóa tinh thần, nhân văn cao quý.

Tuy nhiên, cây si cổ thụ bị bão đánh bật rễ ở đền Ngọc Sơn chỉ có thể hồi sinh khi con người có ý thức giữ gìn và biết cách bảo tồn. Nếu con người thờ ơ, vô trách nhiệm với nó thì chưa chắc cây si cổ thụ có cơ hội sống sót.

Như thế, chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có tác dụng bổ sung, làm rõ hơn nữa thông điệp: Phẩm cách con người và bản sắc văn hóa bị tác động bởi thời thế, nhưng những giá trị tốt đẹp, tử tế, đích thực nhưng những giá trị tốt đẹp, tử tế, đích thực luôn có sức sống mạnh mẽ, trường tồn.

Câu 10

Nội dung câu hỏi: 

Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

 

Phương pháp giải:

Sau khi học và tìm hiểu kĩ những giá trị nhân sinh từ truyện Một người Hà Nội, đánh giá và đưa ra những nhận xét của bản thân mình về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

 

Lời giải chi tiết:

Từ truyện Một người Hà Nội, em có những suy nghĩ vô cùng sâu sắc về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Mối quan hệ ấy đã được thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất thông qua việc nhân vật “tôi” được giao tiếp, trò chuyện cùng nhân vật cô Huệ và nhân vật “một ông bạn trẻ” qua đường. 

Đối lập với cô Hiền là cách nói năng, cư xử tục tằn, thô lỗ với người già ở ngoài đường của “một ông bạn trẻ. Đó là thái độ, cách cư xử thiếu lễ độ, bất lịch sự, bộc lộ cách nhìn người nông cạn, thiển cận, chỉ biết coi trọng hình thức bề ngoài của những người Hà Nội khác.

Rõ ràng, phẩm chất, tính cách của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực nhận thức và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Người có phẩm chất, tính cách cá nhân tốt đẹp như cô Hiền sẽ nhận thức rõ các giá trị văn hóa, từ đó có ý thức gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của gia đình, tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội và dân tộc. Người có năng lực hạn chế, phẩm chất thấp kém ắt cũng khó nhận biết rõ các giá trị văn hóa để từ đó biết tôn trọng, có hành động gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của cha ông, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương và đất nước.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved