Hoạt động 1
1. Nội dung câu hỏi
Trong bài toán ở phần mở đầu, giả sử r = 1,14%/năm
a) Viết phương trình thể hiện dân số sau t năm gấp đôi dân số ban đầu.
b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là gì và nằm ở vị trí nào của lũy thừa?
2. Phương pháp giải
Dựa vào công thức đã tìm được ở bài mở đầu rồi tính.
3. Lời giải chi tiết
a) Phương trình thể hiện dân số sau t năm gấp đôi dân số ban đầu là:
\(S = 2S.{e^{1,14.t}} \Leftrightarrow 2{e^{1,14t}} = 1 \Leftrightarrow {e^{1,14t}} = \frac{1}{2}\).
b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là t và nằm ở vị trí mũ của lũy thừa.
Luyện tập – Vận dụng 1
1. Nội dung câu hỏi
Cho hai ví dụ về phương trình mũ.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức vừa học để xác định phương trình mũ.
3. Lời giải chi tiết
2 ví dụ về phương trình mũ
Hoạt động 2
1. Nội dung câu hỏi
a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = {3^x}\) và đường thẳng y = 7.
b) Nhận xét về số giao điểm của hai đồ thị trên. Từ đó, hãy nêu nhận xét về số nghiệm của phương trình \({3^x} = 7\).
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước để vẽ đồ thị.
3. Lời giải chi tiết
a) Ta có bảng sau:
Ta có đồ thị sau:
b, Hai đồ thị \(y = {3^x}\) và y = 7 có 1 giao điểm. Vậy số nghiệm của phương trình \({3^x} = 7\) là 1.
Luyện tập – Vận dụng 2
1. Nội dung câu hỏi
Giải mỗi phương trình sau:
a) \({9^{16 - x}} = {27^{x + 4}}\).
b) \({16^{x - 2}} = 0,{25.2^{ - x + 4}}\).
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức vừa học về phương trình mũ để giải.
3. Lời giải chi tiết
a) \({9^{16 - x}} = {27^{x + 4}}\).
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {3^{2.\left( {16 - x} \right)}} = {3^{3.\left( {x + 4} \right)}}\\ \Leftrightarrow 2.\left( {16 - x} \right) = 3.\left( {x + 4} \right)\\ \Leftrightarrow 32 - 2x - 3x - 12 = 0\\ \Leftrightarrow - 5x = - 20\\ \Leftrightarrow x = 4\end{array}\)
b) \({16^{x - 2}} = 0,{25.2^{ - x + 4}}\).
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {2^{4\left( {x - 2} \right)}} = 0,{25.2^{ - x + 4}}\\ \Leftrightarrow {2^{4x - 8 + x - 4}} = 0,25\\ \Leftrightarrow {2^{5x - 12}} = 0,25\\ \Leftrightarrow 5x - 12 = {\log _2}0,25\\ \Leftrightarrow 5x - 12 = - 2\\ \Leftrightarrow x = 2\end{array}\).
Hoạt động 3
1. Nội dung câu hỏi
Chỉ số hay độ pH của một dung dịch được tính theo công thức: \(pH = - \log [{H^ + }]\) (Trong đó \([{H^ + }]\) chỉ nống độ hydrogen). Đo chỉ số pH của một mẫu nước sông, ta có kết quả là pH = 6,1.
a) Viết phương trình thể hiện nồng độ x của ion hydrogen \([{H^ + }]\) trong mẫu nước sông đó.
b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là gì và nằm ở vị trí nào của lôgarit?
2. Phương pháp giải
Dựa vào công thức tính pH để biểu diễn.
3. Lời giải chi tiết
a) Ta có: \( - \log [{H^ + }] = 6.1 \Leftrightarrow - \log x = 6,1\).
b) Phương trình vừa tìm được có ẩn là x và nằm ở vị trí hệ số của logarit.
Luyện tập – Vận dụng 3
1. Nội dung câu hỏi
Cho hai ví dụ về phương trình logarit.
2. Phương pháp giải
Dựa vào dạng phương trình logarit vừa học để làm.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động 4
1. Nội dung câu hỏi
a) Vẽ đồ thị hàm số \(y = {\log _4}x\) và đường thẳng y = 5.
b) Nhận xét về số giao điểm của hai đồ thị trên. Từ đó, hãy nêu nhận xét về số nghiệm của phương trình \({\log _4}x = 5\).
2. Phương pháp giải
Dựa vào cách vẽ đồ thị ở bài trên để vẽ hàm.
3. Lời giải chi tiết
a) Đồ thị hai hàm số:
b, Hai hàm số có 1 giao điểm. Phương trình \({\log _4}x = 5\) có 1 nghiệm.
Luyện tập – Vận dụng 4
1. Nội dung câu hỏi
Giải mỗi phương trình sau:
a) \({\log _5}\left( {2x - 4} \right) + {\log _{\frac{1}{5}}}\left( {x - 1} \right) = 0\).
b) \({\log _2}x + {\log _4}x = 3\).
2. Phương pháp giải
Dựa vào công thức vừa học để giải phương trình.
3. Lời giải chi tiết
a) \({\log _5}\left( {2x - 4} \right) + {\log _{\frac{1}{5}}}\left( {x - 1} \right) = 0\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\{\log _5}\left( {2x - 4} \right) - {\log _5}\left( {x - 1} \right) = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\{\log _5}\left( {\frac{{2x - 4}}{{x - 1}}} \right) = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\\frac{{2x - 4}}{{x - 1}} = 1\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\2x - 4 = x - 1\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 2\\x = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow x = 3\end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm x = 3.
b) \({\log _2}x + {\log _4}x = 3\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\{\log _2}x + {\log _2}{x^2} = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\{\log _2}{x^3} = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\{x^3} = {2^3}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x > 0\\x = 2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow x = 2\end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm x = 2.
Chương IV. Dòng điện không đổi
Chương II. Sóng
Chủ đề 2: Kĩ thuật dừng bóng và kĩ thuật đánh đầu
Unit 2: Express Yourself
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 2
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11