Khám phá 2
1. Nội dung câu hỏi
Giả sử ĐO là phép đối xứng tâm O. Lấy hai điểm tùy ý A, B sao cho ba điểm O, A, B không thẳng hàng. Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua ĐO. So sánh tam giác OAB và tam giác O’A’B’ rồi so sánh A’B’ và AB.
2. Phương pháp giải
Vẽ hình sau đó quan sát và so sánh
3. Lời giải chi tiết
Theo đề, ta có \({Đ_O}\left( A \right){\rm{ }} = {\rm{ }}A'.\)
Suy ra O là trung điểm AA’, do đó \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OA'.\)
Chứng minh tương tự, ta được \(OB{\rm{ }} = {\rm{ }}OB'.\)
Xét \(\Delta OAB\) và \(\Delta OA'B'\), có:
\(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}OA'\) (chứng minh trên);
\(\widehat {AOB} = \widehat {A'OB'}\) (đối đỉnh);
\(OB{\rm{ }} = {\rm{ }}OB'\) (chứng minh trên).
Do đó \(\Delta OAB{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta OA'B'{\rm{ }}\left( {c.g.c} \right).\)
Suy ra \(A'B'{\rm{ }} = {\rm{ }}AB\) (cặp cạnh tương ứng).
Vậy \(\Delta OAB{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta OA'B'{\rm{ }}\) và \(A'B'{\rm{ }} = {\rm{ }}AB.\)
Thực hành 2
1. Nội dung câu hỏi
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của
a) điểm M(3; –4);
b) đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0;
c) đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4.
2. Phương pháp giải:
Nếu \(M'{\rm{ }} = {\rm{ }}{Đ_I}\left( M \right)\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} + {x_M} = 2{x_I}\\{y_{M'}} + {y_M} = 2{y_I}\end{array} \right.\) (I là trung điểm của MM’)
3. Lời giải chi tiết:
a) Gọi M’ là ảnh của M qua ĐO.
Suy ra O là trung điểm của MM’ với \(M\left( {3;{\rm{ }}-4} \right).\)
Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = 2{x_O} - {x_M} = 2.0 - 3 = - 3\\{y_{M'}} = 2{y_O} - {y_M} = 2.0 + 4 = 4\end{array} \right.\)
Vậy \(M'\left( {-3;{\rm{ }}4} \right).\)
b) • Chọn \(A\left( {0;{\rm{ }}2} \right) \in d:{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3y{\rm{ }} + {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}0.\)
Gọi A’là ảnh của A qua \({Đ_O}.\)
Suy ra O là trung điểm của AA’ với A(0; 2)
Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{A'}} = 2{x_O} - {x_A} = 2.0 - 0 = 0\\{y_{A'}} = 2{y_O} - {y_A} = 2.0 - 2 = - 2\end{array} \right.\)
Vì vậy A’(0; –2).
• Đường thẳng \(d:{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3y{\rm{ }} + {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) có vectơ pháp tuyến \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\)
Gọi d’ là ảnh của d qua \({Đ_O}.\)
Suy ra d’ song song hoặc trùng với d, nên d’ nhận vectơ pháp tuyến của d là \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\) làm vectơ pháp tuyến.
Vậy đường thẳng d’ đi qua A’(0; –2) và nhận làm vectơ \({\rm{\vec n}} = \left( {1; - 3} \right)\) pháp tuyến nên có phương trình là:
\(1\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}0} \right){\rm{ }}-{\rm{ }}3\left( {y{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow x-3y-6 = 0.\)
c) Đường tròn \(\left( C \right):{\rm{ }}{\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right)^2}\; + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2}\; = {\rm{ }}4\) có tâm I(–2; 1), bán kính R = 2.
Gọi (C’) là ảnh của (C) qua ĐO nên (C’) có tâm là ảnh của I(–2; 1) và có bán kính R’ = R = 2.
Gọi I’= ĐO(I).
Suy ra O là trung điểm \(II'.\)
Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{I'}} = 2{x_O} - {x_I} = 2.0 + 2 = 2\\{y_{I'}} = 2{y_O} - {y_I} = 2.0 - 1 = - 1\end{array} \right.\)
Vì vậy tọa độ I’(2; –1).
Vậy đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua ĐO, có tâm I’(2; –1) và R’ = 2 nên có phương trình là:
\({\left( {x{\rm{ }}-{\rm{ }}2} \right)^2}\; + {\rm{ }}{\left( {y{\rm{ }} + {\rm{ }}1} \right)^2}\; = {\rm{ }}4.\)
Vận dụng 2
1. Nội dung câu hỏi
Trong Hình 6, tìm các số ghi tại điểm đối xứng qua tâm bia với điểm ghi các số 20; 7; 9.
2. Phương pháp giải
Quan sát hình 6 để tìm
3. Lời giải chi tiết
Gọi O là tâm bia.
• Lấy điểm A nằm trong ô có điểm ghi số 20. Lấy A’ đối xứng với A qua O.
Khi đó ta được điểm A’ nằm trong ô có điểm ghi số 8.
• Lấy điểm B nằm trong ô có điểm ghi số 7. Lấy B’ đối xứng với B qua O.
Khi đó ta được điểm B’ nằm trong ô có điểm ghi số 18.
• Lấy điểm C nằm trong ô có điểm ghi số 9. Lấy C’ đối xứng với C qua O.
Khi đó ta được điểm C’ nằm trong ô có điểm ghi số 15.
Vậy điểm đối xứng qua tâm bia với điểm ghi các số 20; 7; 9 lần lượt là 8; 18; 15.
Chuyên đề 3. Một số vấn đề về pháp luật dân sự
Unit 8: Healthy and Life expectancy
Chương 2: Sóng
Unit 9: Good citizens
Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11