Câu 1
Căn cứ vào tri thức tiếng Việt đã học, em hãy cho biết thế nào là ẩn dụ? Thế nào là hoán dụ?
Lời giải chi tiết:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 2
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó:
a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.”
b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.”
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ để trả lời
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn:
a. Biện pháp nhân hóa: “những quả na” -> “nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần”
=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động.
b. Biện pháp so sánh: “vài quả chín nứt nở như đe thợ rào”
=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động.
Câu 3
Đọc lại đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu nêu ở bên dưới:
Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hồ cắt cuống mà thổi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái dần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”.
Em hãy xem xét câu “Hết nạc, vạc đến xương!” trong quan hệ về nghĩa với các câu khác trong đoạn văn trên và cho biết:
a. Các từ “nạc”, “xương” được dùng để chỉ các bộ phận nào trên cây đu đủ?
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên và tác dụng của biện pháp đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ để trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Các từ “nạc”, “xương” được dùng để chỉ:
- Từ “nạc” chỉ quả đu đủ.
- Từ “xương” chỉ ngọn và thân cây đu đủ.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên:
- Biện pháp ẩn dụ: “Hết nạc, vạc đến xương”
=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT - SBT
Chủ đề 5. Trò chơi dân gian
Unit 10. My dream job
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - KNTT SIÊU NGẮN
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6