Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết truyền tin tế bào - Sinh 10 Kết nối tri thức
CH tr 73 MĐ
CH tr 73 MĐ
Hình bên minh họa sự truyền các phân tử tín hiệu hóa học giữa hai tế bào thần kinh qua một khe hở được gọi là synapse (khớp thần kinh). Nếu sự giao tiếp này bị ngưng trệ trong tích tắc, tính mạng chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào? |
Lời giải chi tiết:
Tín hiệu sau khi được tiếp nhận bởi các thụ thể, được chuyển đổi qua chuỗi các protein chuyển đổi tín hiệu tới protein đích cuối cùng gây ra sự đáp ứng của tế bào như đóng/mở gene, thay đổi các hoạt động chuyển hóa của tế bào,...
CH tr 74 1
CH tr 74 1
Dừng lại và suy ngẫm
Thế nào là truyền tin giữa các tế bào? |
Phương pháp giải:
Truyền tin giữa các tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
CH tr 74 2
CH tr 74 2
Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau có thể là gì? |
Lời giải chi tiết:
Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau chủ yếu là các tín hiệu hóa học như amina acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, nucleotide, hormone, thậm chí chất khí như NO...
CH tr 74 3
CH tr 74 3
Các tế bào trong cơ thể đa bào có thể truyền tin cho nhau bằng những cách nào? |
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, tuyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.
CH tr 75 1
CH tr 75 1
Thụ thể là gì? Có những loại thụ thể nào? |
Lời giải chi tiết:
- Thụ thể là các protein trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất có chức năng tiếp nhận tín hiệu.
- Thụ thể có thể là các protein kênh trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.
CH tr 75 2
CH tr 75 2
Tín hiệu đến từ bên ngoài đến tế bào được chuyển đổi như thế nào bên trong tế bào? |
Lời giải chi tiết:
Phân tử tín hiệu đến từ tế bào khác được thụ thể của tế bào tiếp nhận và cấu hình của nó bị biến đổi
Sự biến đổi cấu hình của thụ thể khiến nó thay đổi trạng thái hoạt động từ bất hoạt sang hoạt động.
Thụ thể hoạt động lại tác động tới phân tử liền kề làm thay đổi trạng thái hoạt động của nó và cứ như vậy sự thay đổi trạng thái hoạt động của phân tử này làm biến đổi cấu hình dẫn đến hóa hóa hay bất hoạt phân tử kế tiếp cho tới khi phân tử đích cuối cùng của chuỗi chuyển đổi tín hiệu trong tế bào.
CH tr 76 LT 1
CH tr 76 LT 1
Luyện tập và vận dụng
Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của cùng một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau? |
Lời giải chi tiết:
Cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của cùng một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau là do thụ thể tiếp nhận hormone ở các tế bào khác nhau nằm trong các con đường truyền tín hiệu khác nhau.
CH tr 2 LT 2
CH tr 2 LT 2
Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là loại gì để có thể đi được qua màng sinh chất? Cho ví dụ. |
Lời giải chi tiết:
Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất
Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...)
Chuyên đề 1. Công nghệ tế bào và một số thành tự
Đề kiểm tra học kì 1
Chương 6. Tốc độ phản ứng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Đề thi giữa kì 2
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10