1. Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?
2. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
3. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
4. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
5. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.
6. Có ý kiến cho rằng: “Đồng dao mùa xuân – một bài thơ xúc động về người lính”, hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình.
1. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp?
2. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo.
3. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
4. Em hãy giới thiệu bài thơ Gặp lá cơm nếp của tác giả Thanh Thảo
5. Phân tích hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con qua bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
6. Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương trong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
Dàn ý
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ)
2. Thân đoạn
- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về nội dung đề tài mà bài thơ phản ánh: Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình làm nên đất nước.
- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
+ Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với con người và cuộc sống: Đọc bài thơ em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã xả thân vì quê hương đất nước. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng ta sự kính phục và suy nghĩ về lối sống xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.
3. Kết đoạn
Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc chung về bài thơ
Bài siêu ngắn
Bài siêu ngắn
Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình làm nên đất nước. Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý. Đọc bài thơ em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã xả thân vì quê hương đất nước. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng ta sự kính phục và suy nghĩ về lối sống xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.
Bài mẫu
Bài mẫu
Bài làm
Có rất nhiều bài thơ viết về hình ảnh người lính trong kháng chiến nhưng em ấn tượng nhất là bài Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam những “tượng đài” thơ bất hủ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc, suy tư, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, chính luận. Bên cạnh trường ca “Mặt đường khát vọng” đồ sộ về dung lượng lẫn nội dung tư tưởng, những bài thơ ngắn khác của Nguyễn Khoa Điềm cũng được đón nhận nồng nhiệt, trong đó có bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, được viết năm 1994. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Họ là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước. Các anh đã ngã xuống tô màu cờ cho Tổ quốc. Các anh ở lại với núi rừng, trở về trong vòng tay ôm ấp của đất mẹ thân yêu. Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân mình nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng chất lính của họ thì còn mãi với thời gian. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Đọc bài thơ, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã làm nên Tổ quốc. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng sự kính phục và suy nghĩ về lối sống sao cho xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
Chương 2. Lâm nghiệp
Chương II. Số thực
Bài 1: Sống giản dị
Chủ đề 9: Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có ở người lao động
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7