Đề số 1 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Câu 1
Nghe - viết:
Lời hứa
Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi :
- Sao em chưa về nhà ?
Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :
- Em không về được !
- Vì sao ?
- Em là lính gác.
- Sao lại là lính gác ?
- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo : "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời : "Xin hứa."
Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP
Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.
Câu 2
Dựa vào nội dung bài chính tả Lời hứa, trả lời các câu hỏi sau :
a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
b) Vì sao trời đã tối mà em không về ?
c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?
d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Phương pháp giải:
a. Con đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.
b. Con đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.
c. Con suy nghĩ và trả lời.
d. Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu hỏi
a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn trong trò chơi đánh trận giả.
b) Em không về vì đã hứa khi chưa có người đến thay là không bỏ vị trí gác.
c) Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d) Không được. Trong mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại:
- Giữa em bé với người khách trong công viên.
- Giữa em bé và các bạn chơi.
Những lời đối thoại giữa em bé và các bạn chơi là do em này thuật lại cho người khách nghe vì vậy phải được đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
Câu 3
Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau :
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam 2. Tên người, tên địa lí nước ngoài | …. …. | … …. |
Phương pháp giải:
Con nhớ lại quy tắc viết.
Lời giải chi tiết:
Bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam
| Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng | Hồ Chí Minh, Nghệ An |
2. Tên người, tên địa lí nước ngoài | - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng phải có gạch nối - Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam | - Lu-i Pa-xtơ - Pa-ri - Bắc Kinh, Bạch Cư Dị |
Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
Unit 20. What are you going to do this summer?
Bài 3. Nước ta dưới ách độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Đề thi học kì 1
Unit 8: Let's buy presents!
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4