Đề số 1 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? (0.5 điểm)
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm, tiết trời ấm áp
D. Những ngày thu có gió heo may
2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? (0.5 điểm)
A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
B. Rau diếp, bột nếp
C. Lá gai, bột nếp
D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm
3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? (0.5 điểm)
A. Thơm, có màu trắng
B. Sánh như nước, màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp
4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? (0.5 điểm)
A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.
B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp
C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn
D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” (0.5 điểm)
A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.
B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc
D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? (0.5 điểm)
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình ngũ giác
D. Hình mặt trăng
7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: (1 điểm)
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.
8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. (1 điểm)
9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? (1 điểm)
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Đầu năm, tiết trời ấm áp
2. (0.5 điểm) A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
3. (0.5 điểm) C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
4. (0.5 điểm) D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
5. (0.5 điểm) A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.
6. (0.5 điểm) D. Hình mặt trăng
7. (1 điểm)
- Động từ : hái về, rửa, luộc
- Tính từ : sạch, chín
8. (1 điểm)
Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi cầu lông.
9. (1 điểm)
Câu hỏi dùng để nêu yêu cầu, đề nghị.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu đồ dùng học tập mà em muốn miêu tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát
- Tả chi tiết
- Nêu công dụng và sự gắn bó của đồ vật đối với em
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với đồ vật đó
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.
Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.
Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.
Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.
Tìm hiểu bài đọc
Chủ đề: Quý trọng đồng tiền
Unit 7. What do you like doing?
Unit 2: Day by Day
Review 3
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4