Đề số 1 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 1 - Tiếng Việt 4
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Theo Giéc-ma-nét-tô
Chú giải:
- Lê-nin (1870 -1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết
- Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga.
- Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
- Pa-ri : thủ đô nước Pháp.
1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?
A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a
C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin
D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp
2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn
B. Vì thấy anh chưa có áo ấm
C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng
D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin
3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri
B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh
C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng
D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin
4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? (0.5 điểm)
A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui
B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.
C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài
D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương.
5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm.
B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.
C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm.
D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm.
6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? (0.5 điểm)
A. Đó là một người yêu nước
B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin
C. Đó là một người rất giản dị
D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi
7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.
8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)
a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ
b. Khen nhà của bạn sạch
9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây:
Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Người chiến sĩ giàu nghị lực
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.
Theo báo Lao Động
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả lại cây bút chì của em
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
2. (0.5 điểm) B. Vì thấy anh chưa có áo ấm
3. (0.5 điểm) D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin
4. (0.5 điểm) B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.
5. (0.5 điểm) B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.
6. (0.5 điểm) B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin
7. (1 điểm)
Người thanh niên // thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.
8. (1 điểm)
a. Từ ngày mai, Nga có thể đi học đúng giờ được không?
b. Sao mà nhà bạn sạch sẽ và gọn gàng thế nhỉ?
9. (1 điểm)
Các câu kể trong đoạn văn đã cho đó là:
Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về cây bút chì của em
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát cây bút chì
- Tả chi tiết cây bút chì
- Công dụng của cây bút chì
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với cây bút chì
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng.
Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét.
Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều.
Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập.
Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Unit 15: When's children's day?
Chủ đề 4. Nấm
Chủ đề: Biết ơn người lao động
Vùng Tây Nguyên
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4