Dưới đây ta sẽ trình bày một số phương pháp tìm giới hạn các dãy số thường gặp:
Dạng 1: Tính giới hạn dãy đa thức
Phương pháp:
- Bước 1: Đặt lũy thừa bậc cao nhất của \(n\) ra làm nhân tử chung.
- Bước 2: Sử dụng quy tắc nhân các giới hạn để tính giới hạn.
Ví dụ: Tính giới hạn \(\lim \left( {{n^3} - {n^2} + n - 1} \right)\).
Ta có: \(\lim \left( {{n^3} - {n^2} + n - 1} \right) = \lim {n^3}\left( {1 - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{{n^2}}} - \dfrac{1}{{{n^3}}}} \right) = + \infty \)
Dạng 2: Tính giới hạn dãy số hữu tỉ
Phương pháp:
- Bước 1: Chia cả tử và mẫu cho lũy thừa bậc cao nhất của tử và mẫu.
- Bước 2: Tính các giới hạn của tử và mẫu rồi áp dụng quy tắc tính giới hạn của thương để tính giới hạn.
Ví dụ: Tính giới hạn \(\lim \dfrac{{2n - 1}}{{n + 1}}\).
Ta có: \(\lim \dfrac{{2n - 1}}{{n + 1}} = \lim \dfrac{{2 - \dfrac{1}{n}}}{{1 + \dfrac{1}{n}}} = \dfrac{2}{1} = 2\)
Dạng 3: Giới hạn của dãy số chứa căn thức
Phương pháp:
- Bước 1: Xét xem sử dụng phương pháp ở dạng 1 có dùng được không.
+) Nếu được thì ta dùng phương pháp ở dạng 1.
+) Nếu không ta sẽ chuyển qua bước dưới đây:
- Bước 2: Nhân, chia với biểu thức liên hợp thích hợp và đưa về dạng 1.
Ví dụ: Tính giới hạn \(\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n} - n} \right)\).
Ta có:
$\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 2n} - n} \right)=$ $ \lim \dfrac{{\left( {\sqrt {{n^2} + 2n} - n} \right)\left( {\sqrt {{n^2} + 2n} + n} \right)}}{{\left( {\sqrt {{n^2} + 2n} + n} \right)}} $ $= \lim \dfrac{{{n^2} + 2n - {n^2}}}{{\left( {\sqrt {{n^2} + 2n} + n} \right)}}$ $= \lim \dfrac{{2n}}{{\sqrt {{n^2} + 2n} + n}}$ $= \lim \dfrac{2}{{\sqrt {1 + \dfrac{2}{n}} + 1}} = \dfrac{2}{{1 + 1}} = 1$
Dạng 4: Dãy số chứa lũy thừa, mũ
Phương pháp:
- Bước 1: Chia cả tử và mẫu cho lũy thừa với cơ số lớn nhất.
- Bước 2: Sử dụng nhận xét \(\lim {q^n} = 0\) với \(\left| q \right| < 1\).
Ví dụ: \(\lim \dfrac{{{2^n} + {5^n}}}{{{{2.3}^n} + {{3.5}^n}}} = \lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{2}{5}} \right)}^n} + 1}}{{2.{{\left( {\dfrac{3}{5}} \right)}^n} + 3.1}} = \dfrac{{0 + 1}}{{2.0 + 3}} = \dfrac{1}{3}\)
Dạng 5: Tính giới hạn bằng chứng minh hoặc dùng định nghĩa
Phương pháp:
Sử dụng định lý kẹp: Cho ba dãy số \(\left( {{u_n}} \right),\left( {{v_n}} \right),\left( {{w_n}} \right)\).
Nếu \({u_n} < {v_n} < {w_n},\forall n\) và \(\lim {u_n} = \lim {w_n} = L \Rightarrow \lim {v_n} = L\).
Ta thường sử dụng phương pháp này cho việc tính giới hạn các dãy số có chứa \(\sin ,\cos \).
Ví dụ: Tính \(\lim \dfrac{{\sin 3n}}{n}\).
Ta có: \( - 1 \le \sin 3n \le 1 \Rightarrow \dfrac{{ - 1}}{n} \le \dfrac{{\sin 3n}}{n} \le \dfrac{1}{n}\)
Mà \(\lim \left( { - \dfrac{1}{n}} \right) = 0;\lim \left( {\dfrac{1}{n}} \right) = 0\) nên \(\lim \dfrac{{\sin 3n}}{n} = 0\).
Bài 2. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Unit 4: Preserving World Heritage
Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Chủ đề 4. Dòng điện. Mạch điện
Grammar Expansion
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11