ND chính
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Bố cục (3 phần)
+ Phần 1 ( hai khổ thơ đầu): Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
+ Phần 2 (hai khổ tiếp): Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.
+ Phần 3 (hai khổ cuối): Suy ngẫm của tác giả về trăng.
- Nhận xét: bố cục bài thơ diễn ra theo trình tự thời gian, sự việc nào diễn ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau.
- Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng lớp ý nghĩa:
+ Vầng trăng của thiên nhiên.
+ Biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ.
+ Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa, cho tình cảm gắn bó.
- Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng vầng trăng nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, nguyên vẹn và bất diệt. Ánh trăng như muốn nhắc nhở con người về quá khứ thiêng liêng, về sự bội bạc.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
* Kết cấu:- Hai khổ thơ đầu: hình ảnh vầng trăng trong quá khứ.
=> Những ngày tháng ấy khắc ghi trong lòng mối tình với vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỷ.
- Khổ thơ thứ ba: vầng trăng hiện tại => đã trở thành người dưng.
- Khổ thơ thứ tư: sự việc bất thường (mất điện, tối om, bật tung cửa bỗng thấy vầng trăng => tạo bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc.
- Hai khổ thơ sau: suy ngẫm của tác giả như một sự hối hận, tự vấn.
* Giọng điệu:
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư.
=> Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Bài thơ được viết năm 1978, sau hòa bình ba năm.
- Chủ đề: bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ mà có ý nghĩa đối với cả một thế hệ bởi vì nó đặt ra vấn đề về thái độ với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình.
- Chủ đề liên quan đến đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" thủy chung tình nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Luyện tập
Đoạn văn tham khảo:
Với tôi trăng như người bạn tri kỉ cùng tôi đi qua những năm tháng cuả tuổi thơ. Ngày ấy, tôi và trăng rất gần gũi, hồn nhiên, vô tư với nhau. Khi lớn lên, tôi tham gia chiến tranh, trăng cũng theo tôi vào ở rừng. Trong những ngày tháng gian lao ấy, trăng đã trở thành người bạn đồng hành cùng tôi qua những thăng trầm cuộc đời. Rồi hòa bình lập lại, tôi trở về thành phố với cuộc sống hiện đại, tiên nghi. Đắm chìm trong cuộc sống ấy, tôi vô tình đã lãng quên vầng trăng và quên đi cả lời hứa năm xưa của mình. Tôi đã quay lưng lại với vầng trăng, quay lưng lại với quá khứ, với thiên nhiên và chính mình. Trong một lần mất điện, tôi đã gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn thế, vẫn tròn đầy, thủy chung và không trách cứ tôi nhưng tôi thấy thật ăn năn và hối hận vì sự vô tâm, bạc bẽo của mình.
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình
Bài 10
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1 - Sinh 9
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế