ND chính
Bố cục
Bố cục: (3 phần)
- Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí
- Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác
Câu 1
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt:
+ Dòng thơ chỉ gồm một từ với hai tiếng “Đồng chí” và dấu chấm than.
+ Chỉ có một từ, nhưng là câu thơ quan trọng nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài, nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ.
+ Nó như cái bản lề nối hai đoạn thơ, khép mở 2 ý cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:
+ Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo.
+ Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.
+ Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:
+ Sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau.
+ Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Ba câu thơ cuối gợi lên những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu:
+ Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính đừng chờ giặc tới.
+ Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm khiến cho người lính quên đi cái lạnh, cái rét mà say mê ngắm vẻ đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng.
+ Hình ảnh rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của đời lính
+ Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm hồn lãng mạn của người lính => sự liên tưởng phong phú giữa thực tại và mơ mộng, giữa chiến sĩ và thi sĩ,...
Câu 5 => 6
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Bài thơ về tình đồng đội của những người lính được mang tên là “Đồng chí” vì “đồng đội” mới chỉ là cùng đơn vị, cùng đội ngũ còn “đồng chí” là cùng một chí hướng, cùng chung lí tưởng. “Đồng chí” là một từ rất mới mẻ, chỉ được dùng nhiều sau cách mạng. Đồng chí chính là nói đến tình cảm mới mẻ đó, nó còn cao hơn tình tri kỉ (tình cảm rất đẹp của người xưa), nó là tình cảm của cả một đội quân: Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 6:
Trả lời câu 6 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Xuất thân từ nông dân.
+ Sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì độc lập dân tộc.
+ Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.
+ Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.
Luyện tập
Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí”:
Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.
Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 - Địa lí 9
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 9
Bài 16
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC