Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Đọc mở rộng theo thể loại: Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Đọc mở rộng theo thể loại: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê
Nội dung chính
Văn bản đã giúp người đọc hình dung chi tiết về ngôi nhà truyền thống của người Ê - đê.
Câu 1
Từ hình minh họa, bạn hãy chỉ ra những chi tiết mà văn bản đề cập (nhà dài, cầu thang, hoa văn chạm khắc, ...).
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
- Quan sát hình ảnh minh họa về nhà dài Ê-đê (trang 49, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
- Kết hợp các chi tiết miêu tả về đặc điểm của nhà dài Ê-đê trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Từ hình minh họa, những chi tiết mà văn bản đề cập đến ngôi nhà dài bao gồm:
- Nhà dài:
+ Là nhà sàn.
+ Nguyên liệu: tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.
+ Thường làm nhà theo hướng bắc – nam.
+ Độ dài thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), nhà có bao nhiêu đê thì có bấy nhiêu gian.
- Hoa văn chạm khắc:
+ Trong nhà thường được chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá, ... lên xà nhà → thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
+ Những con kì đà được khắc trên xà ngang → cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình.
+ Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên, ... → hoa văn nguyên thủy, mang tính đặc trưng của người Ê-đê.
- Cầu thang:
+ Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới; cửa phía sau dành cho phụ nữ.
+ Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc → cầu thang chính.
+ Cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống (cầu thang đực, cầu thang cái). Ở cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết; cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ chạm khắc những bậc tiện cho việc lên xuống.
Câu 2
Ngôi nhà và sinh hoạt của người Ê-đê được miêu tả trong văn bản trên gợi nhớ những chi tiết nào trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ hai văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê và Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
- Tìm những chi tiết có nét tương đồng giữa hai văn bản.
Lời giải chi tiết:
Ngôi nhà và sinh hoạt của người Ê-đê được miêu tả trong văn bản trên có những nét tương đồng và gợi nhớ đến một số chi tiết trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, bao gồm:
+ Cùng là ngôi nhà dài.
+ Chung hình ảnh: “Nhà dài như một tiếng chiêng...”.
+ Không gian nhà dài là nơi đại gia đình hoặc những người dân trong buôn làng quây quần sum họp bên bếp lửa. Đây cũng chính là không gian mà những câu chuyện sử thi hào hùng, tự hào vang lên.
+ Trong hai văn bản, những người già trong làng là những người kể sử thi.
+ Nhà dài chính là không gian sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa diễn ra. Như trong văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, không gian ngôi nhà cũng là nơi hoạt động ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn cùng bà con diễn ra.
Câu 3
Vì sao ngôi nhà nói đến trong văn bản được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Hiểu rõ khái niệm, bản chất của “truyền thống”.
Lời giải chi tiết:
- Truyền thống nghĩa là có tính chất lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ngôi nhà được nói đến trong văn bản trên được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi ngôi nhà này về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa, những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.
Chủ đề 2. Vai trò của Sử học
Unit 3: On screen
Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
Unit 10: Ecotourism
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10