Câu 1
Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản ở từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
Câu 2
Câu 2 (trang 112 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nội dung cảm xúc của bài thơ và hình ảnh bếp lửa.
- Thân bài:
+ Bếp lửa xuất hiện với hình ảnh "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" là những hình ảnh thân thuộc bắt đầu gợi lên những kỉ niệm xa xưa.
+ Những kỉ niệm về tình bà cháu: những khó khăn của tuổi thơ, những gian khó của cuộc sống, những hi sinh lớn lao của bà.
+ Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại khi nghĩ về bà, cháu luôn nhớ tới hình ảnh bếp lửa thân yêu: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi sinh của bà.
+ Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
+ Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.
=> Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bài, chính là hiện thân cho tình yêu, là chứng nhân cho quá khứ nghĩa tình, là động lực để người cháu lớn lên và mang theo những khát vọng đẹp.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời; liên tưởng đến tình cảm gia đình của bản thân.
Tải 20 đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Anh 9 mới
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Một số bài nghị luận văn học tham khảo
Đề thi vào 10 môn Toán Đắk Lắk
Bài 27