Câu 1
Câu 1 (trang 144 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu.
Trả lời:
Câu 2
Câu 2 (trang 144 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Hình ảnh đất nước:
- Phản ánh hoàn cảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang.
- Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên.
Hình ảnh con người: các tác phẩm trên phản ánh một phần những nét tiêu biểu trong cuộc sống của con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến, những tình cảm và suy nghĩ của họ, đặc biệt là lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu 3
Câu 3 (trang 144 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Trả lời:
Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi). Sau đây là những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật:
- Ông Hai: tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Người thanh niên trong truyệnm Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
- Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
- Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
- Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt.
Câu 4
Câu 4 (trang 144 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
Trả lời:
Ấn tượng sâu sắc nhất của em là về anh thanh niên. Trong hoàn cảnh như vậy, anh vẫn không nản lòng. Vượt lên sự cô đơn, vắng lặng để thực hiện tốt công việc của mình, xây dựng cho mình một lối sống nề nếp, nhiều ước mơ giản dị. Sự cống hiến của anh lặng thầm, có ý nghĩa lớn lao đối với quê hương, đất nước. Anh thanh niên là hình ảnh của "những âm vang trong lặng lẽ" – đó là con người có lí tưởng đẹp, có nhân phẩm tốt đẹp, là tấm gương sáng cho thế hệ thanh niên.
Câu 5 => 6
Câu 5 (trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng "tôi")? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Trả lời:
a) thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”)
b) theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật thường là nhân vật chính.
Kiểu a: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
Kiểu b: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Câu 6 (trang 145 SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc?
Trả lời:
Những truyện tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc có thể kể đến:
- Truyện Làng: Tác giả đặt ông Hai vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc….
- Truyện Chiếc lược ngà: Tình huống hai cha con gặp nhau trong 8 năm xa cách nhưng bé thu không nhận cha, đến lúc em nhậ cha và biểu lộ tình cảm thì anh Sáu phải ra đi.
- Truyện Bến quê: Đặt nhân vật Nhĩ trong một hoàn cảnh đặc biệt lúc trẻ có điều kiện đi khắp nơi trên thế giới mà không cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương và tình yêu của gia đình. Khi cuối đời bị căn bệnh hiểm nghèo Nhĩ mới nhận ra điều đó nhưng không bao giờ anh làm được.
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Đề thi vào 10 môn Toán Khánh Hòa
PHẦN III: QUANG HỌC
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC