Phần I
TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Đọc văn bản (trang 61, 62, 63 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi.
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản.
b) Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
c) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm. (Gợi ý: Những luận cứ đó được lấy ở đâu, gồm những điều gì?)
Trả lời:
a.
- Vấn đề nghị luận của văn bản này là những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ đáng yêu của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Văn bản có thể được đặt tên Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
b. Tóm tắt các luận điểm của vấn đề nghị luận tìm những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của bài văn:
- Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” củng hiện Lên với nét caọ quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu - nhân vật chinh của tác phẩm đã để Lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. (Các câu nêu vân đề nghị luận).
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. (Câu nêu luận điểm).
- Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáọ. (Câu nêu luận điểm)
- Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. (Câu nêu luân điểm)
- Cuộc sống của chúng ta... thật đáng tin yêu. (Đoạn cuối bài - những câu cô đúc vấn đề nghị luận).
c. Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) một cách đầy thuyết phục.
- Các luận điểm của người viết nêu lên rõ ràng ngắn gọn tạo được ấn tượng ở người đọc.
- Từng luận điểm đã phân tích chứng minh rõ ràng, với những dẫn chứng cụ thể. Các luận cứ đều xác đáng sinh động vì đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
- Bài văn cũng đã được người viết dẫn dắt tự nhiên với bố cục chặt chẽ. Tự đặt vấn đề rồi phân tích diễn giải, rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề cần nghị luận.
Phần II
LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn (trang 64 SGK Ngữ văn 9 tập 2) rồi trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào? Các ý kiến ấy giúp chúng ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?
Trả lời:
Đoạn văn nghị luận: cái chết của nhân vật lão Hạc, qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
- Các ý chính của đoạn văn:
+ Lão Hạc phải lựa chọn giữa sống và chết;
+ Lão Hạc đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục.
+ Cái chết của lão là gieo mầm cho cái sống.
- Đoạn văn giúp ta hiểu thêm về nhân vật lão Hạc:
+ Đó là sự hi sinh cao cả
+ Đó là nỗi đau thân phận của con người.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 9
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Tổng hợp 100 đề thi vào 10 môn Văn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Sinh 9
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)