Toán lớp 3 tập 2 - Cánh diều

Toán lớp 3 trang 47 - Em ôn lại những gì đã học - SGK Cánh diều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6

Bài 1

a) Đọc mỗi số sau (theo mẫu):

b) Trong các số ở câu a, số nào bé nhất, số nào lớn nhất?

Phương pháp giải:

a) Đọc các số có năm chữ số lần lượt từ phải sang trái (theo mẫu).

b) So sánh các số rồi tìm ra số bé nhất, số lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

a)

  • 96 821: Chín mươi sáu nghìn tám trăm hai mươi mốt.

Số 96 821 gồm 9 chục nghìn 6 nghìn 8 trăm 2 chục 1 đơn vị.

  • 95 070: Chín mươi lăm nghìn không trăm bảy mươi.

Số 95 070 gồm 9 chục nghìn 5 nghìn 7 chục.

  • 95 031: Chín mươi lăm nghìn không trăm ba mươi mốt.

Số 95 031 gồm 9 chục nghìn 5 nghìn 3 chục 1 đơn vị.

  • 92 643: Chín mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi ba.

Số 92 643 gồm 9 chục nghìn 2 nghìn 6 trăm 4 chục 3 đơn vị.

b) Ta có: 92 643 < 95 031 < 95 070 < 96 821.

Vậy số 92 643 bé nhất, số 96 821 lớn nhất.

Bài 2

Số?

Phương pháp giải:

Đếm thêm 1 đơn vị hoặc 5 đơn vị rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Làm tròn giá bán mỗi quyển sách sau đến hàng nghìn:

Phương pháp giải:

Xét giá tiền của mỗi quyển sách gần với số tròn nghìn nào hơn rồi trải lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Ta có số 54 200 gần với số 54 000 hơn số 55 000.

Vậy giá bán của quyển “Truyện cổ tích Việt Nam” khi làm tròn đến hàng nghìn là 54 000 đồng.

- Ta có số 47 800 gần với số 48 000 hơn số 47 000

Vậy giá bán của quyển “Dế mèn phiêu lưu kí” khi làm tròn đến hàng nghìn là 48 000 đồng.

- Số 26 250 gần với số 26 000 hơn số 27 000

Vậy giá bán của quyển “Góc sân và Khoảng trời” khi làm tròn đến hàng nghìn là 26 000 đồng.

Bài 4

a) Nêu tâm, đường kính, bán kính của hình tròn sau:

b) Chọn chữ cái đặt trước câu đúng:

A. O là trung điểm của BC.

B. O là trung điểm của AD.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Hình tròn tâm O, đường kính BC, bán kính OA, OB, OC, OD

b) O là trung điểm của đoạn thẳng BC vì O là điểm ở giữa hai điểm A, B và OB = OC.
Vậy chọn đáp án A.

Bài 5

a) Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ?

b) Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Ngày 30 tháng 8 là thứ Ba thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là:

Phương pháp giải:

a) Xác định vị trí của kim giờ và kim phút trên mỗi đồng hồ rồi đọc giờ thích hợp.

b) Xác định số ngày của tháng 8.

    Nhẩm số ngày từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9.

Lời giải chi tiết:

a)

b) Tháng 8 có 31 ngày.

Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 có 4 ngày

Vậy ngày 30 tháng 8 là thứ Ba thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là Thứ Sáu.

Chọn C.

Bài 6

Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

Chị Huyền bắt đầu làm việc lúc mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:

Xác định vị trí của kim giờ và kim phút trên mỗi đồng hồ rồi đọc giờ bắt đầu và giờ kết thúc.

Lời giải chi tiết:

Quan sát đồng hồ, chị Huyền bắt đầu làm việc lúc 7 giờ 40 phút và kết thúc lúc 11 giờ 25 phút.

Fqa.vn
Bình chọn:
4.9/5 (257 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved