Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) tâm O, bán kính bằng 1. Một đường thẳng d thay đổi, luôn vuông góc với trục hoành, cắt trục hoành tại điểm M có hoành độ x (– 1 < x < 1) và cắt đường tròn (C) tại các điểm N và P (xem Hình 6).
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Viết biểu thức $S(x)$ biểu thị diện tích của tam giác $O N P$.
2. Phương pháp giải
Viết hàm số biểu thị phương trình đường tròn $(C)$, dựa vào dữ kiện của đề bài, tính $O M, N P$ sau đó tính diện tích $S(x)$ của tam giác $O N P$.
3. Lời giải chi tiết
Ta có: $(C): x^2+y^2=1 \Leftrightarrow y= \pm \sqrt{1-x^2}$.
Độ dài $O M$ chính là giá trị tuyệt đối của hoành độ của điểm $M$. Vậy $O M=|x|$.
Độ dài $M N$ chính là giá trị tuyệt đối của tung độ của điểm $N$. Vậy $M N=\left|\sqrt{1-x^2}\right|=\sqrt{1-x^2}$.
$S(x)=S_{O N P}=\frac{1}{2} . N P . O M=M N . O M=\sqrt{1-x^2} \cdot|x|$
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Hàm số $y=S(x)$ có liên tục trên $(-1 ; 1)$ không? Giải thích.
2. Phương pháp giải
Sử dụng tính chất liên tục của các hàm số sơ cấp.
3. Lời giải chi tiết
Xét hàm số $S(x)=\sqrt{1-x^2} \cdot|x|=\left\{\begin{array}{cc}x \sqrt{1-x^2} & \text { khi } 0 \leq x \leq 1 \\ -x \sqrt{1-x^2} & \text { khi }-1 \leq x<0\end{array}\right.$.
ĐКХĐ: $1-x^2 \geq 0 \Leftrightarrow-1 \leq x \leq 1$
Hàm số $S(x)$ có tập xác định là $[-1 ; 1]$.
Vậy hàm số $S(x)$ xác định trên các khoảng $(-1 ; 0)$ và $(0 ; 1)$ nên liên tục trên các khoảng $(-1 ; 0)$ và $(0 ; 1)$.
Ta có: $S(0)=0 . \sqrt{1-0^2}=0$
$
\begin{aligned}
& \lim _{x \rightarrow 0^{+}} S(x)=\lim _{x \rightarrow 0^{+}}\left(x \sqrt{1-x^2}\right)=0 . \sqrt{1-0^2}=0 \\
& \lim _{x \rightarrow 0^{-}} S(x)=\lim _{x \rightarrow 0^{-}}\left(-x \sqrt{1-x^2}\right)=-0 . \sqrt{1-0^2}=0 \\
& \text { Vì } \lim _{x \rightarrow 0^{+}} S(x)=\lim _{x \rightarrow 0^{-}} S(x)=0 \text { nên } \lim _{x \rightarrow 0} S(x)=0=S(0)
\end{aligned}
$
Vậy hàm số $S(x)$ liên tục tại điểm $x_0=0$.
Vậy hàm số $S(x)$ liên tục trên $(-1 ; 1)$.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Tìm các giới hạn $\lim _{x \rightarrow 1^{-}} S(x)$ và $\lim _{x \rightarrow-1^{+}} S(x)$.
2. Phương pháp giải
Áp dụng các công thức tính giới hạn của hàm số.
3. Lời giải chi tiết
$\begin{aligned} &\lim _{x \rightarrow 1^{-}} S(x)=\lim _{x \rightarrow 1^{-}}\left(x \sqrt{1-x^2}\right)=1 \cdot \sqrt{1-1^2}=0 \\ & \lim _{x \rightarrow-1^{+}} S(x)=\lim _{x \rightarrow-1^{+}}\left(-x \sqrt{1-x^2}\right)=-1 \cdot \sqrt{1-(-1)^2}=0\end{aligned}$
Chương IV. Dòng điện không đổi
Chuyên đề 3. Mở đầu điện tử học
Chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu hỏi tự luyện Hóa 11
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương II - Hóa học 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11