Bài 1
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 41, 42 SGK
Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì? Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực?
Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ đi chợ về.
Đây là cảm xúc tích cực.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc sợ hãi khi nhìn thấy chú sâu.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Bạn nhỏ đang thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú khi nhìn thấy một bức tranh đẹp.
Đây là cảm xúc tích cực.
Hình 5:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ rằng mình sẽ không hát được.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
Hình 6:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực.
Đây là cảm xúc tiêu cực.
- Một số cảm xúc mà em biết:
+) Cảm xúc tích cực: yêu, thương, phấn khởi, hào hứng, hạnh phúc, thoải mái, hài lòng,...
+) Cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, tức giận, bực bội, giận dữ, khó chịu, cô đơn, tủi thân,...
Bài 2
Điều gì sẽ xảy ra khi:
Hình ảnh: Trang 42 SGK
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Khi em nói hoặc làm việc gì đó khi tức giận thì lời nói hoặc việc làm của mình không được suy nghĩ kĩ, có thể làm cho đối phương cảm thấy bị tổn thương, gây ra những hậu quả không đáng có và khiến bản thân cảm thấy hối hận sau khi đã bình tĩnh suy nghĩ lại mọi chuyện.
Hình 2:
Khi em luôn tươi cười, vui vẻ thì làm cho bản thân em cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn, tạo không khí vui tươi cho mọi người xung quanh và được mọi người yêu mến.
Hình 3:
Khi em luôn buồn rầu, chán nản thì tâm trạng của em không được thoải mái, tự tin, cô đơn; tạo không khí căng thẳng cho mọi người xung quanh.
Chủ đề 3: Mái trường thân yêu
Bài tập cuối tuần 6
Bài tập cuối tuần 21
Chủ đề. TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
Đề thi học kì 2