Bài 1
Em cùng các bạn chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”
Hình ảnh: Trang 43 SGK
Phương pháp giải:
- Tổ chức trò chơi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Cách chơi:
- Chia lớp thành hai đội chơi.
- Mỗi đội cử một bạn lên thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ dựa theo mẫu giấy có ghi sẵn các cảm xúc như: vui, buồn, bất ngờ,... để các thành viên còn lại đoán.
- Trong 2 phút, đội nào có số lượng đáp án đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Bài 2
Em sẽ có cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43 SGK
Phương pháp giải:
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Khi em làm vỡ món đồ kỉ niệm của bố, em sẽ cảm thấy buồn, hối hận vì bản thân đã không cẩn thận vì đó là món quà rất có ý nghĩa với bố.
Tình huống 2:
Khi bạn không giữ lời hứa với em thì em sẽ cảm thấy buồn, thất vong, tức giận hoặc có thể thông cảm cho bạn nếu bạn có việc đột xuất.
Tình huống 3:
Khi một anh trong trường thường xuyên bắt em phải xách cặp cho anh, em sẽ cảm thấy mệt khi phải sách cặp; hoặc tức giận, lo lắng, sợ hãi.
Tình huống 4:
Khi em được khen ngợi, em sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Bài 3
Đóng vai thể hiện cảm xúc trong những tình huống sau:
Hình ảnh: Trang 43, 44 SGK
Khi em được tặng quà
Khi em bị bạn trêu
Khi bạn không muốn chơi với em Khi em vô tình làm em bé ngã
Phương pháp giải:
- Đóng vai.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Học sinh phân vai đóng các nhân vật.
Tình huống 1: Khi em được tặng quà.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ rất hạnh phúc, thích thú, vui vẻ.
- Không quên nói lời cảm ơn các bạn: “Cảm ơn các bạn vì món quà. Tớ rất thích”.
Tình huống 2: Khi em bị các bạn trêu.
- Lúc đó em sẽ tỏ thái độ buồn, xấu hổ, tức giận.
- Em có thể vui vẻ trêu đùa lại các bạn.
Tình huống 3: Khi bạn không muốn nói chuyện với em.
Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ buồn, cô đơn, thất vọng, bực tức.
Tình huống 4: Khi em vô tình làm em bé ngã.
- Lúc đó, em sẽ tỏ thái độ sợ hãi, lo lắng.
- Sau đó, em hãy chạy đến đỡ em bé lên, hỏi thăm em bé và nói lời xin lỗi: “Anh xin lỗi nhé! Em có đau chỗ nào không?”
Chủ đề 3. Cộng đồng địa phương
Chủ đề. QUÊ HƯƠNG EM
NHÀ GA ÂM NHẠC CHỦ ĐỀ 5,6,7,8
Chủ đề. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 1: Gia đình