1. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Vẻ đẹp của lòng yêu nước
2. Trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên.
3. Viết đoạn văn (8-10) câu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
4. Viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
6. Một nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam là lòng yêu nước qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
1. Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng
3. Viết đoạn văn ngắn (6-7 câu) suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ
4. Viết đoạn văn nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
6. Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
7. Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Dàn ý
1, Mở bài
Giới thiệu lòng yêu nước: Lòng yêu nước mà một truyền thống vô cùng cao đẹp của bao thế hệ người Việt Nam.
2, Thân bài
a. Giải thích lòng yêu nước
– Lòng yêu nước: là lòng yêu tổ quốc mà cụ thể là yêu gia đình, làng xóm, quê hương được thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.
– Đây là một truyền thống quý báu, là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của nhân dân ta.
b. Biểu hiện của lòng yêu nước
– Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Tấm gương tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, những người mẹ Việt Nam anh hùng,…
– Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
+ Tấm gương: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…
c. Chứng minh qua các tác phẩm văn chương
d. Vai trò của lòng yêu nước
– Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
– Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
– Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
– Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
– Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
e. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
– Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
– Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
– Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
3, Kết bài
Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm bản thân đối với đất
Bài mẫu
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược; đã bao thế hệ cha ông nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954, trong bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để giãi bày tấm lòng yêu quê hương của mình. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng..
Đầu mùa xuân 1077, chiến thắng trên sông Như Nguyệt của Lý Thườrg Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta làm sao quên được bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt, ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tụi thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt) Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy khiến Trần Quốc Tuân thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xúc ta gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”
(Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
Những trằn trục trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi bồi hồi.
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
(Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
Đối với người yêu nước, nhưng dù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dịp để cho “người lờ bước” thể hiện khí phách của mình:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
(Đập đá ở Côn Lôn )
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy - Tô Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyền Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất là hình tượng Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đáng kính, linh hồn của cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứa nước và luôn mang trong tên một quyết lâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong ngục tù, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cá mạng còn dang dở:
Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao nhất trong lịch đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này to dân trỏ, già, trai, đều hiến dâng sức lực, trí tuệ của mình cho công cu: đấu tranh giữ nước:
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
Và cũng có biết hao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã là cho kẻ thù khiếp sự... như anh Nguyỗn Vãn Trỗi với chín phút cuối cùng của đ anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hù của mình trước cái chết gần kể (Hòn đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
...Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ.
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không.
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả của những người con nước Việt.
Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.
SBT VĂN 7 TẬP 2 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
SBT VĂN TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Chương X. Một số hình khối trong thực tiễn
Revision (Units 1-2)
Unit 3. The past
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7