1. Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Vẻ đẹp của lòng yêu nước
2. Trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên.
3. Viết đoạn văn (8-10) câu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
4. Viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
6. Một nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam là lòng yêu nước qua bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
1. Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
2. Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng
3. Viết đoạn văn ngắn (6-7 câu) suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ
4. Viết đoạn văn nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
6. Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
7. Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Mở bài
MB 1
Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác là văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Văn bản đã làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.
MB 2
Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm.
MB 3
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1970). Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như : Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.
MB 4
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.
MB 5
Tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ" được trích trong diễn văn " Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc" do Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Người. Tác phẩm đã cho ta thấy những đức tính tốt đẹp của Bác mà nổi bật là tính giản dị, trong sáng của một vị nguyên thủ quốc gia. Sự giản dị của Bác được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ngay đầu tác phẩm, Thủ tường Phạm Văn Đồng đã khẳng định: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch".
Kết bài
KB 1
Bài văn với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác. Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.
KB 2
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
KB 3
Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn trong thời hội nhập như Bác Hồ hằng mong muốn.
KB 4
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
KB 5
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.
Unit 4. In the picture
Chương 9: Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Phần Địa lí
Chủ đề 5. Ánh sáng
Đề thi giữa kì 2
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7