Bài 8. Nghị luận xã hội

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở bài
Kết bài
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mở bài
Kết bài

Mở bài

MB 1

     Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

MB 2

      Chúng ta đã biết: Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phủi có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa, có tác dụng. Trong kho tàng văn nghị luận Việt Nam, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) đã được đánh giá là một trong những áng văn nghị luận kiểu chứng minh tiêu biểu, mẫu mực nhất. Áng văn ấy đã làm sáng tỏ một chân lí : Dân tộc Việt Nam nồng nàn yêu nước...

MB 3

      Lịch sử của dân tộc Việt Nam ta chính là lịch sử của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trường kỳ, từ thuở sơ khai cho đến tận thế kỷ 20 với những cuộc chiến oanh liệt vĩ đại, chiến thắng cả đế quốc Pháp và Mĩ sau gần một trăm năm tranh đấu không ngừng nghỉ. Và để có được những chiến công oanh liệt ghi dấu lịch sử như vậy chính là nhờ vào sự hy sinh máu xương của hàng triệu người con anh hùng, sẵn sàng lên tiếng khi Tổ quốc gọi tên. Trong đó vấn đề cốt lõi để làm nên chiến thắng cũng như sự đoàn kết một lòng vì dân tộc ấy là xuất phát từ chính tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc, sôi sục trong huyết quản mỗi người dân Việt Nam và trở thành bản chất, truyền thống đáng quý của con người Việt Nam ta. Văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ vẻ đẹp ấy bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú và giàu sức thuyết phục.

MB 4

      Trong báo cáo chính trị của đại hội Đảng lần thứ 2 được tổ chức tại chiến khu Việt Bắc vào tháng 2/1954, Chủ tịch Hồ Chí minh đã viết một bản báo cáo chính trị. Tác phẩm “ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần trích đoạn trong bài cáo báo ấy để làm sáng tỏ tinh thần “trung với nước, hiếu với dân” của toàn Đảng toàn dân ta.

MB 5

     Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết bài

KB 1

    Hơn ai hết, chủ tích Hồ Chí Minh vĩ đại nhìn thấy rõ sức mạnh lớn lao trong tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Người đã lựa chọn con đường cách mạng, lấy sức mạnh của quần chúng nhân dân làm cuộc quật khỏi đánh đuổi kẻ thù xâm lược. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” xứng đáng là một bài ca tràn đầy khí thế và lòng tự hào về sức mạnh lòng yêu của nhân dân ta.

KB 2

      Có thế nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.

KB 3

     Tóm lại, Hồ Chủ tịch đã khẳng định và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất anh hùng, ý chí chống xâm lăng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài văn đã bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho mỗi chúng ta. Chúng ta học tập nghệ thuật chứng minh của Bác: cách nêu vấn đề, cách chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng, lý lẽ và cảm xúc liên kết hài hòa, đầy thuyết phục.

KB 4

      Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

KB 5

     Bằng những lý lẽ, lập luận sâu sắc, luôn biết lắng nghe thấu hiểu lòng dân, hồ Chí minh đã xuất sắc đưa ra những dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục trong lịch sử và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Bác khẳng định một chân lí “"Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". Qua tác phẩm này càng khẳng định được những tố chất tuyệt vời của Người trong lĩnh vực văn chương, thơ ca.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved