SHDC
1. Tham gia buổi tọa đàm về “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”
2. Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia tọa đàm
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
Lời giải chi tiết:
1. HS tích cực xem và tham gia tọa đàm về “Phòng tránh bị xâm hại tinh thần”
2. HS chia sẻ cảm nghĩ của em khi xem và tham gia tọa đàm
Em nhận diện được tình huống về xâm hại tinh thần và hiểu được tác hại, cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
HĐ 1
1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại tinh thần thông qua quan sát các tranh sau
2. Chia sẻ những nguy cơ và hành vi xâm hại tinh thần mà em biết
3. Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần
Phương pháp giải: HS dựa vào hình ảnh, gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
1. Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể qua những tranh sau
Tranh 1: Người mẹ chê bai tranh vẽ và ước mơ của cậu bé
Tranh 2: Người bố quát mắng cậu bé vì cho rằng suốt ngày chơi, ko chịu học bài
Tranh 3: Cậu bé bị ốm, cảm thấy tủi thân khi chỉ có một mình
Tranh 4: Hai cô cậu HS nói xấu một cô bé, bảo là đừng chơi cùng vì bố bạn là người xấu
2. Chia sẻ những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tinh thần mà em biết
- Xúc phạm, chửi bới, lăng mạ với những lời lẽ khó nghe, nặng nề
- Tạo nên các áp lực đè nặng lên tâm lí người khác
3. Thảo luận các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần
- Tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ cho những người mà có thể tin cậy, tin tưởng được
- Tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết những mâu thuẫn..
HĐ 2
1. Thảo luận cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong các tình huống sau
2. Chia sẻ việc xử lý tình huống trước lớp
3. Rút ra bài học cho bản thân về phòng tránh bị xâm hại tinh thần từ kết quả thảo luận
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
1. Thảo luận cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong các tình huống sau
Tình huống 1: Nếu em là Hà, em sẽ nói chuyện trực tiếp với các bạn, bảo rằng ai cũng muốn mình xinh đẹp nhưng không phải ai cũng có quyền lựa chọn. Hà mong các bạn tôn trọng mình và không nói như vậy nữa.
Tình huống 2: Nếu em là Tùng, em sẽ nói trực tiếp với bố rằng con học kém đâu phải là do con muốn vậy, cũng không phải do xem ti vi nhiều. Tùng cần giải thích, phân tích hơn cho bố hiểu rằng xem tivi cũng đem lại một số kiến thức thú vị cho bản thân em.
2. HS tự chia sẻ việc xử lý tình huống trước lớp
3. Rút ra bài học cho bản thân về phòng tránh bị xâm hại tinh thần từ kết quả thảo luận
Chúng ta có thể tự giải quyết các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tinh thần hoặc nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác.
HĐKN
Chia sẻ với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể
Phương pháp giải: HS tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên
Lời giải chi tiết: HS tự chia sẻ với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại thân thể
SHL
1. Xây dựng hoạt cảnh về xâm hại tinh thần
2. Đóng vai thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần trong hoạt cảnh đó
Phương pháp giải: HS tự xây dựng hoạt cảnh, đóng vai, chia sẻ cảm nghĩ về tiểu phẩm đó dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân.
- Xác định một tình huống cụ thể bị xâm hại tinh thần thường xảy ra
- Thảo luận cách phòng tránh xâm hại trong tình huống đó
- Xây dựng hội thoại giữa các nhân vật trong tình huống
Lời giải chi tiết:
1. Xây dựng hoạt cảnh về xâm hại tinh thần
Diệp là học sinh trong lớp 4A. Tuy nhiên, em thường xuyên bị bạn lớp trưởng quát mắng, chửi bới nếu như em làm sai điều gì. Việc này gây nên tổn thương về tâm lý cho bạn thân em, làm em không muốn đi học, muốn chuyển lớp khác
Cách xử lý: Diệp có thể báo cáo ngay với cô giáo chủ nhiệm nhờ cô can thiệp, giải quyết. GVCN sẽ theo dõi lớp, mối quan hệ giữa hai bạn và ngăn chặn những tình huống kịp thời.
2. HS tự chọn nhân vật và đóng vai xử lí tình huống trên.
HĐKN
Thực hiện phòng tránh bị xâm hại tinh thần
Phương pháp giải: HS tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết: HS tự thực hiện các biện pháp để phòng tránh xâm hại tinh thần
Đề thi học kì 1
SGK Toán 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
PHẦN ĐỊA LÍ
Bài tập cuối tuần 31
Bài 18. Trường học thời Hậu Lê