1. Qua bài thơ mùa xuân nho nhỏ, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tư tưởng cống hiến của tác giả, liên hệ bản thân em.
2. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
3. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về khổ 4, 5 trong Mùa xuân nho nhỏ
4. Bình luận một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ giàu chất họa và chất nhạc
6. Nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải
7. Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
8. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
9. Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
1. Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
2. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ
3. Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
4. Viết bài giới thiệu nhà thơ Hoàng Tố Nguyên và bài thơ Gò Me
5. Phân tích hình ảnh quê hương Gò Me trong bài thơ Gò Me của Hoàng Tố Nguyên
6. Cảm nhận của em về con người Gò Me trong bài thơ Gò Me của Hoàng Tố Nguyên
7. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ… đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” trong bài thơ Gò Me của Hoàng Tố Nguyên
Bài làm 1
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 - 5 năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến "Mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Bài làm 2
Thanh Hải (1930 -1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao "một mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Bài làm 3
Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời vào tháng 11 năm 1980, không lâu sau đó trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu. Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” và muốn nhập vào bản hoà ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình. Đối với mùa xuân của đất nước, dân tộc, Thanh Hải muốn góp một “mùa xuân nho nhỏ" để ông thể hiện ước nguyện chân thành của mình là được cống hiến hết mình cho đất nước dù khi ở tuổi 20 hay tóc đã bạc. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Bài 9
Unit 8. Festivals around the world
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình
Chủ đề 6. Từ
Unit 1: Hobbies
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7