Bảng tuần hoàn hóa học - Kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng nếu muốn học tốt môn Hóa. Trước đó, cô đã gợi ý các em về những thông tin cơ bản của bảng tuần hoàn trong bài chia sẻ: Bảng tuần hoàn hóa học: Cách ghi nhớ, nguyên tắc sắp xếp.
Vậy, hôm nay chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu những thông tin khác về bảng tuần hoàn hóa học nhé. Cùng xem cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 sao cho dễ nhớ nhất sẽ như thế nào trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 là gì?
Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn hóa học được cấu tạo như thế nào?
Thứ nhất: Ô nguyên tố
Thứ hai: Chu kỳ
Bảng tuần hoàn hóa học hiện nay được chia làm 7 chu kỳ
Các chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là chu kỳ nhỏ, các chu kỳ 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kỳ lớn. Cụ thể:
- Chu kỳ 1: 2 nguyên tố là H và He, có 1 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+.
- Chu kỳ 2: 8 nguyên tố từ Li đến Ne, có 2 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+, … đến Ne là 10+.
- Chu kỳ 3: 8 nguyên tố từ Na đến Ar, có 3 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Na là 11+, … đến Ar là 18+.
- Chu kỳ 4: 18 nguyên tố, có 4 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ K là 19+... đến khí hiếm Kr là 36+
- Chu kỳ 5: 18 nguyên tố, có 5 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng dần từ Rb là 37+... kết thúc Xe là 54+.
- Chu kỳ 6: 32 nguyên tố, có 6 lớp electron trong nguyên tử. Bắt đầu từ kim loại kiềm Cs là 55+ và kết thúc là khí hiếm Rn là 86+.
- Chu kỳ 7: Chưa hoàn thành.
Thứ ba: Nhóm nguyên tố
- Nhóm A: Các nguyên tố s và p. Số thứ nhóm A = tổng số electron lớp ngoài cùng.
- Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình electron nguyên tử thì tận cùng ở dạng $(n-1) d^xns^y$:
- Nếu (x+y) = 3 -> 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x+y)B.
- Nếu (x+y) = 8 -> 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
- Nếu (x+y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x+y-10)B
Các thông tin các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học lớp 10 mới
Chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Số hiệu nguyên tử: Đã được nhắc đến trong phần cấu tạo ở trên, còn được gọi là số proton của một nguyên tố hóa học. Danh từ này là viết tắt của số lượng proton trong một nguyên tử và điện tích của hạt nhân.
- Khối lượng nguyên tử trung bình: Hầu hết các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị khác nhau với một tỷ lệ phần trăm số nguyên tử nhất định. Do đó, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố này sẽ được tính bằng khối lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp đồng vị dựa trên phần trăm nguyên tử tương ứng của chúng.
- Cấu hình electron: Thể hiện sự phân bố của các electron ở các trạng thái năng lượng khác nhau trong vỏ nguyên tử hoặc nơi chúng tồn tại.
- Độ âm điện: Khả năng thu hút các electron trong quá trình hình thành liên kết hóa học. Về vấn đề này, các em cần nhớ rằng độ âm điện tỉ lệ thuận với tính phi kim. Độ âm điện của nguyên tố càng nhỏ, tính phi kim càng yếu, và ngược lại.
- Số oxi hóa: Con số giúp tính được số electron trao đổi khi tham gia phản ứng, sử dụng cho 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử.
- Tên nguyên tố: 1 kiểu nguyên tử duy nhất, được phân biệt dựa trên số hiệu nguyên tử.
- Ký hiệu hóa học: Tên viết tắt của nguyên tố hóa học, gồm 1 hoặc 2 chữ cái Latin. Chữ đầu tiên thường sẽ viết hoa.
Kết
Tiếp tục theo dõi cô để biết các thông tin khác về bảng tuần hoàn hóa học nhé!