0

/

/

Công thức và định lý

Hình vuông Toán 9: Lý thuyết và một số bài tập vận dụng

Admin FQA

13/02/2023, 22:35

1841

Hình vuông - Một trong những dạng hình học mà các em cần phải ghi nhớ. Đây là hình mà các em đã học từ cấp 1, tuy nhiên đến cấp 2, những kiến thức về hình vuông sẽ được mở rộng.

Cùng Admin tổng hợp lại lý thuyết và một số bài tập vận dụng về hình vuông trong Toán 9 qua bài chia sẻ dưới đây nhé. 

Ở phần đầu này, Admin sẽ đưa lại các lý thuyết có ở Toán 9 về hình vuông để các em ghi nhớ nhé!

1. Định nghĩa

Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.

Hình vuông là gì? 

Tổng quát: ABCD là hình vuông khi và chỉ khi

Nhận xét:

  • Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau.
  • Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
  • Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.

2. Tính chất

Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông

Làm cách nào để nhận biết hình vuông. Các em cần phải ghi nhớ các dấu hiệu sau đây:

  • Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
  • Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
  • Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác một góc là hình vuông.
  • Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
  • Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

Cần ghi nhớ dấu hiệu nhận biết hình vuông

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A. Phân giác trong AD của góc A (D ∈ BC ). Vẽ DF ⊥ AC, DE ⊥ AB. Chứng minh tứ giác AEDF là hình vuông.

Hướng dẫn:

+ Xét tứ giác AEDF có  

⇒ AEDF là hình chữ nhật .       ( 1 )

Theo giả thiết ta có AD là đường phân giác của góc

+ Xét Δ AED có:

;

⇒ Δ AED vuông cân tại E nên AE = ED       ( 2 )

Từ ( 1 ),( 2 ) ⇒ AEDF là hình vuông (dấu hiệu 1 – mục 3)

Bài 1: Cho hình vuông ABCD. Gọi I,K lần lượt là trung điểm của AD và DC.

a) Chứng minh rằng BI ⊥ AK.

b) Gọi E là giao điểm của BI và AK. Chứng minh rằng CE = AB.

Hướng dẫn:

Xét Δ BAI và Δ ADK có:

⇒ Δ BAI = Δ ADK ( c - g - c )

(góc tương ứng bằng nhau)

+ Xét Δ ABE có

 

hay AK ⊥ BI (đpcm)

+ Xét tứ giác EBCK có:

.

Mà: nên

+ Tứ giác EBCK nội tiếp nên

nên hay tam giác BEC cân tại C

⇒ CE = BC = AB (đpcm)

Bài 2: Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. Trên hai cạnh BC, CD lấy lần lượt hai điểm M, N sao cho . Trên tia đối của của tia DC lấy điểm K sao cho DK = BM. Hãy tính :

a) Tính số đo = ?

b) Chu vi tam giác MCN theo a.

Hướng dẫn:

a) Áp dụng định nghĩa và giả thiết của hình vuông ABCD, ta được

⇒ Δ ABM = Δ ADK ( c - g - c )

Áp dụng kết quả của hai tam giác bằng nhau và giả thiết, ta có:

 

b) Đặt BM = DK = x thì KN = x + DN, MC = a - x, CN = a - DN

Từ kết quả của hai tam giác bằng nhau ở câu a và giả thiết ta có:

 

⇒ Δ AMN = Δ AKN ( c - g - c )

⇒ MN = KN (cạnh tương ứng bằng nhau)

Khi đó, chu vi của tam giác MCN là

MC + CN + MN = a - x + a - DN + x + DN = 2a.

Tiếp theo đây, hãy thử vận dụng các kiến thức về hình học và những thông tin hình vuông được Admin chia sẻ để làm thử đề 20 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhé!

Bài 1: Hình vuông là tứ giác có

A. Có bốn cạnh bằng nhau                

B. Có bốn góc bằng nhau

C. Có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau

D. Cả A, B, C đều sai

=> Đáp án:

Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

Chọn là: C

Bài 2: Điền cụm từ thích hợp nhất vào chỗ trống: “Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau là …”

A. Hình vuông

B. Hình chữ nhật

C. Hình bình hành

D. Hình thoi

=> Đáp án:

Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

Chọn là: A

Bài 3: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Hình vuông vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật

B. Hình vuông là hình chữ nhật nhưng không là hình thoi

C. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau

D. Hình vuông có đường chéo là phân giác các góc trong hình vuông

=> Đáp án:

Hình vuông vừa là hình chữ nhật và hình thoi nên nó có đầy đủ tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.

Từ đó A, C, D đúng, B sai.

Chọn là: B

Bài 4: Nếu ABCD là hình vuông thì:

A. AC = BD                           

B. AC, BD giao nhau tại trung điểm mỗi đường

C. AC ⊥ BD                           

D. Cả A, B, C đều đúng

=> Đáp án:

Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và giao nhau tại trung điểm mỗi đường nên ABCD là hình vuông thì AC = BD, AC ⊥ BD, AC và BD giao nhau tại trung điểm mỗi đường.

Chọn là: D

Bài 5: Hãy chọn câu đúng. Cho hình vẽ. Tứ giác là hình vuông theo dấu hiệu:

A. Hình thoi có một góc vuông                     

B. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau

C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau

D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau

=> Đáp án:

Từ hình vẽ ta thấy hai đường chéo của tứ giác vuông góc và giao nhau tại trung điểm mỗi đường nên nó là hình thoi.

Hình thoi này có hai đường chéo bằng nhau nên nó là hình vuông.

Chọn là: D

Bài 6: Hãy chọn câu đúng. Cho hình vẽ. Tứ giác là hình vuông theo dấu hiệu:

A. Hình thoi có một góc vuông                     

B. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau

C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau

D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau

=> Đáp án:

Từ hình vẽ ta thấy bốn cạnh của tứ giác này bằng nhau nên tứ giác này là hình thoi.

Hình thoi này có một góc vuông nên nó là hình vuông.

Chọn là: A.

Bài 7: Chọn câu trả lời đúng. Tứ giác nào có hai đường chéo vuông góc với nhau?

A. Hình thoi   

B. Hình vuông

C. Hình chữ nhật

D. Cả A và B

=> Đáp án:

Hình thoi và hình vuông đều có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Chọn là: D

Bài 8: Chọn câu sai. Tứ giác nào có hai đường chéo bằng nhau.

A. Hình vuông

B. Hình thang cân

C. Hình chữ nhật

D. Hình thoi

=> Đáp án

Trong các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi thì hình thoi là hình có hai đường chéo không bằng nhau.

Chọn D

Bài 9: Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho AE = BF = CG = DH sao cho AE = BF = CG = DH. Tứ giác EFGH là hình gì?

A. Hình chữ nhật

B. Hình thoi   

C. Hình bình hành

D. Hình vuông

=> Đáp án:

Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA (tính chất).

Mà AE = BF = CG = DH (gt) nên AB – AE = BC – BF = CD – CG = DA – DH hay DG = CF = EB = AH

Từ đó suy ra ΔAHE = ΔDGH = ΔCFG = ΔEBF (c-g-c) nên HG = GF = HE = EF.

Vì HG = GF = HE = EF nên tứ giác EFGH là hình thoi.

Vì ΔAHE = ΔBEF (cmt)

(hai góc tương ứng)

Từ đó

 

Hình thoi EFGH có góc HEF = nên EFGH là hình vuông.

Chọn D

Bài 10: Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Các tia phân giác 4 góc đỉnh O cắt các cạnh AB, BC, CD, DA theo thứ tự ở E, F, G, H. Tứ giác EFGH là hình gì?

A. Hình chữ nhật

B. Hình thoi   

C. Hình bình hành

D. Hình vuông

=> Đáp án: 

Vì ABCD là hình thoi nên AC ⊥ BD; OA = OC; OB = OD (tính chất).

Mà OE; OF; OG; OH lần lượt là phân giác góc AB, BOC, DOG, AOD  nên ta có:

thẳng hàng.

Tương tự ta có: thẳng hàng.

Xét ta có:

(g-c-g) 

Tương tự ta có: ΔOFB = ΔOHD (g – c – g) 

⇒ OF = OH (2)

Từ (1) và (2) suy ra: tứ giác EFGH là hình bình hành vì có hai đường chéo EG; HF giao nhau tại trung điểm mỗi đường.

Lại xét ΔOEB và ΔOFB có:

Nên ΔOEB = ΔOFB (g – c – g) ⇒ OE = OF ⇒ 2 OE = 2 OF hay EG = HF

Hình bình hành EFGH có hai đường chéo bằng nhau EG = HF nên EFGH là hình chữ nhật.

Lại có:

Hình chữ nhật EFGH có: EG ⊥ HF nên EFGH là hình vuông.

Chọn D

Bài 11: Cho hình vuông có chu vi 28 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:

A. 4cm

B. 7 cm           

C. 14 cm         

D. 8 cm

=> Đáp án: 

Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên chu vi hình vuông bằng 4a. (a là độ dài một cạnh)

Từ giả thiết ta có 4a = 28 ⇔ a = 7cm.

Vậy cạnh hình vuông là a = 7cm

Chọn B

Bài 12: Cho hình vuông có chu vi 32 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:

A. 10cm         

B. 15 cm         

C. 5 cm           

D. 8 cm

=> Đáp án: 

Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên chu vi hình vuông bằng 4a. (a là độ dài một cạnh)

Từ giả thiết ta có 4a = 32 ⇔ a = 8cm.

Vậy cạnh hình vuông là a = 8cm

Chọn D

Bài 13: Cho hình vuông có chu vi 16 cm. Bình phương độ dài một đường chéo của hình vuông là:

A. 32              

B. 16              

C. 24              

D. 18

=> Đáp án: 

Gọi hình vuông ABCD có chu vi là 16cm. Khi đó 4.AB = 16cm

⇒ AB = 4cm = AB = CD = DA

Xét tam giác ABC vuông tại B, theo định lý Pytago ta có

AB2 + BC2 = AC⇒ AC2 = 42 + 42 ⇔ AC2 = 32

Vậy bình phương độ dài một đường chéo là: 32

Chọn  A

Bài 14: Cho hình vuông có chu vi 20 cm. Bình phương độ dài một đường chéo của hình vuông là:

A. 32              

B. 50              

C. 25              

D. 30

=> Đáp án: 

Gọi hình vuông ABCD có chu vi là 20cm. Khi đó 4.AB = 20cm

⇒ AB = 5cm = AB = CD = DA

Xét tam giác ABC vuông tại B, theo định lý Pytago ta có

AB2 + BC2 = AC2 ⇒ AC2 = 52 + 52 ⇔ AC2 = 50

Vậy bình phương độ dài một đường chéo là: 50

Chọn B

Bài 15: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Tìm điều kiện của tứ giác ABCD để hình bình hành EFGH là hình vuông.

A. BD ⊥ AC; BD = AC                     

B. BD ⊥ AC

C. BD = AC                                       

D. AC = BD và AB // CD

=> Đáp án: 

Ta có EH; EF lần lượt là đường trung bình của tam giác ABD; BAC nên     (1)

Hình bình hành EFGH là hình vuông khi và chỉ khi

(2)

Từ (1); (2) ⇒

thì hình bình hành EFGH là hình vuông

Chọn A

Bài 16: Cho hình vuông ABCD. M là điểm nằm trong hình vuông. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của M trên cạnh AB và AD. Tứ giác AEMF là hình vuông khi.

A. M trên đường chéo AC     

B. M thuộc cạnh DC

C. M thuộc đường chéo BD  

D. M tùy ý nằm trong hình vuông ABCD

=> Đáp án: 

Tứ giác AFME có: nên AEMF là hình chữ nhật

Để hình chữ nhật AEMF là hình vuông thì AM là phân giác

Mà ta lại có: AC là phân giác góc DAB  (do ABCD là hình vuông)

Nên suy ra M ∈  AC.

Chọn A

Bài 17: Cho hình vuông ABCD. M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Hãy chọn câu đúng.

A.

B.

C.

D.

=> Đáp án: 

Gọi cạnh của hình vuông ABCD là a.

Vì ABCD là hình vuông là M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA nên ta có AM = MB = BN = NC = CP = PD = DQ = QA = a/2 

Từ đó: ΔAQM = ΔBMN = ΔCPN = ΔDQP (c – g – c)

Lại có SABCD = a2.

Nên SMNPQ = SABCD – SAMQ – SMBN – SCPN – SDPQ =

Vậy SMNPQ = ½ SABCD.

Chọn C

Bài 18: Cho hình vuông ABCD cạnh 8 cm. M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Tính diện tích tứ giác MNPQ.

A. SMNPQ = 28 cm2

B. SMNPQ = 30cm2

C. SMNPQ = 16cm2

D. SMNPQ = 32cm2

=> Đáp án; 

Vì ABCD là hình vuông và M, N, P, Q là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, CA nên ta có AM = MB = BN = NC = CP = PD = DQ = QA = 8/2 = 4 cm

Từ đó: ΔAQM = ΔBMN = ΔCPN = ΔDQP (c – g – c)

Suy ra

 

Lại có SABCD = 82 = 64.

Nên

Vậy SMNPQ = 32 cm2.

Chọn D

Bài 19: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M, N, P lần lượt là các trung điểm của AB, BC, AC. Tam giác ABC cần có thêm điều kiện gì để hình chữ nhật AMNP là hình vuông?

A. AB = ½ AC

B. AB = AC

C. AC = ½ AB

D. Góc B

=> Đáp án: 

Hình chữ nhật AMNP là hình vuông ⇔ AM = AP

Mà AM = ½ AB; AP = ½ AC  (gt) nên AM = AP ⇔ AB = AC

Vậy nếu tam giác ABC vuông cân tại A thì hình chữ nhật AMNP là hình vuông.

Chọn B

Bài 20: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cạnh BC lấy các điểm H, G sao cho BH = HG = GC. Qua H và G kẻ các đường vuông góc với BC, chúng cắt AB và AC theo thứ tự tại E và F. Tứ giác EFGH là hình gì?

A. Hình chữ nhật

B. Hình thoi   

C. Hình bình hành

D. Hình vuông

=> Đáp án: 

 

Ta có: vuông cân tại nên:

Xét tam giác vuông FGC có:

Suy ra ΔFGC là tam giác vuông cân tại G ⇒ FG = GC

Chứng minh tương tự:

Xét tam giác vuông EHB có:

Suy ra tam giác EBH vuông cân tại H ⇒ EH = HB

Mà BH = HG = GC (gt) nên FG = EH = HG

Lại có: 

⇒ EFGH là hình bình hành (dhnb)

Mà góc (do EH ⊥ BC) nên hình bình hành EFGH là hình chữ nhật

Mặt khác EH = HG (cmt) nên hình chữ nhật EFGH là hình vuông.

Đáp án cần chọn là: D

Và bây giờ, hãy cùng so đáp án và cho Admin biết các em đúng được bao nhiêu câu với 20 đề trắc nghiệm ở trên nhé. Nếu đạt 20/20, vậy thì chúc mừng, các em đã nắm rất kỹ các kiến thức về hình vuông và tính chất của nó rồi nhé!

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Tan chảy với các câu thả thính bằng tiếng Anh

Bạn muốn thả thính CRUSH bằng những câu tiếng Anh cực chất khiến nàng đổ gục và cảm thấy ngây ngất. Nhưng bạn lo lắng mình sẽ gặp một số lỗi khi viết tiếng Anh. Để giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề này thì dưới đây sẽ là những câu thả bằng tiếng Anh làm tan chảy trái tim CRUSH. Do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn câu nào mình thích nhất để tặng người thương thầm nhớ trộm.

Admin FQA

23/07/2024

new
Các cấu trúc và quy tắc cần nắm khi sử dụng "Dispite"

Cấu trúc "despite" trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ sự tương phản giữa các ý trong câu. Tuy nhiên, cái mà theo sau "despite" thường làm cho nhiều sinh viên lẫn lộn vì có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự.

Admin FQA

23/07/2024

new
Tổng hợp các công thức ngữ pháp với would rather

Khi bạn muốn thể hiện các mong muốn, sở thích của bản thân trong tiếng Anh mà không muốn sử dụng I like, I want thì cấu trúc would rather là một gợi ý cho bạn. Cấu trúc này có cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào các thì trong câu. Vậy bạn đã biết công thức và cách sử dụng cấu trúc này chưa? Theo dõi bài viết ngay để cùng Langmaster giải đáp tất tần tật mọi thứ về cấu trúc would rather bạn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cách ghi nhớ một cách hiệu quả quy tắc trật tự tính từ osascomp trong tiếng Anh

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy định thứ tự của các tính từ trong cùng một cụm danh từ. Trật tự tính từ trong tiếng Anh được sắp xếp theo quy tắc OSASCOMP như sau: Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose.

Admin FQA

23/07/2024

new
Learn và Study: Sự khác biệt giữa learn và study

Learn và Study là hai từ vựng quen thuộc đối với tất cả người học Tiếng Anh, dù cho bạn mới theo học những lớp cơ bản hay thậm chí là nâng cao. Dù hai từ này đều mang ý nghĩa “học tập”, nhưng Study và Learn lại có cách dùng khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, đôi khi điều này sẽ khiến các bạn bối rối và không biết áp dụng thế nào vào bài làm. Vậy Learn là gì? Study là gì? Hai từ này có sự khác biệt như thế nào và được áp dụng ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?

Mỗi cung hoàng đạo đều có sự nổi trội về đặc điểm và tính cách. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng học tập và làm việc của họ. Cung nào học giỏi tiếng Anh nhất là điều mà nhiều người thắc mắc để biết mình có năng khiếu với môn học này không. Tìm hiểu chi tiết về đặc trưng của từng cung hoàng đạo sẽ giúp bạn có lời giải đáp.

Admin FQA

23/07/2024

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi