Luyện từ và câu
Nội dung câu hỏi:
Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây:
a. Ma-ri Quy-ri là nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan. Bà đã giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng:
- Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hoá học
- Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc
- Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp
- Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp.
(Theo Ngọc Liên)
b. Hội hữu nghị và hợp tác Việt – Pháp được thành lập ngày 02 tháng 7 năm 1955. Hoạt động của Hội nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
Phương pháp giải:
Em dựa vào những kiến thức đã được học về dấu ngạch ngang ở các bài trước và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Dấu gạch ngang có công dụng đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
b. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Điền dấu câu thích vào ô trống. Nêu công dụng của dấu câu đó.
Cậu học sinh mới
a. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:
□ Con tên là gì?
□ Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.
□ Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
□ Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
□ Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
(Theo Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, 1980)
b. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học □ công nghệ, giáo dục □ đào tạo, văn hoá □ thể thao,... giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn văn để điền dấu câu phù hợp và nêu công dụng.
Lời giải chi tiết:
Cậu học sinh mới
a. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy, con thích đi học ạ!
Thầy giáo gật gù:
- Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
(Theo Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục, 1980)
b. Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao,... giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.
(Hằng Phương tổng hợp)
- Công dụng của dấu câu đó:
+ Câu a: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Câu b: Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 3
Nội dung câu hỏi:
Cùng bạn hỏi – đáp về một nhà khoa học. Ghi lại 1 – 2 câu hỏi – đáp của em và bạn, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo câu hỏi đáp của em và bạn về một nhà khoa học.
Lời giải chi tiết:
- Nhà khoa học Thomas Edison đã sáng chế ra đồ vật gì vậy?
- Ông đã sáng chế ra bóng đèn sợi tóc.
Câu 4
Nội dung câu hỏi:
Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Ác-si-mét là nhà bác học vĩ đại. Ông có nhiều đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực:
□ Về Vật lí, ông đã sáng chế ra máy bơm dùng để tưới nước cho đồng ruộng □
□ Về Toán học, Ác-si-mét đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc.
□ Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của mặt trăng và các vì sao □
Ác-si-mét suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Trong cuộc chiến tranh của nhân dân Hy Lạp chống quân xâm lược Rô-ma, bọn xâm lược tiến vào thành, ông vẫn đang say sưa nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên:
□ Không được xoá các hình vẽ của ta...
(Lê Hằng tổng hợp)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để điền dấu câu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Ác-si-mét là nhà bác học vĩ đại. Ông có nhiều đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực:
- Về Vật lí, ông đã sáng chế ra máy bơm dùng để tưới nước cho đồng ruộng.
- Về Toán học, Ác-si-mét đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc.
- Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của mặt trăng và các vì sao.
Ác-si-mét suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Trong cuộc chiến tranh của nhân dân Hy Lạp chống quân xâm lược Rô-ma, bọn xâm lược tiến vào thành, ông vẫn đang say sưa nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên:
- Không được xoá các hình vẽ của ta...
Viết
Nội dung câu hỏi:
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật mà em đã được quan sát trên ti vi hoặc trong phim ảnh.
Câu 1:
Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 94, viết bài văn theo đề bài em đã chọn.
Phương pháp giải:
Em đọc lại dàn bài đã làm và viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Mẹ em có nuôi một đàn gà, oai phong nhất đàn là một chú gà trống.
Toàn thân chú là bộ lông màu đen xanh pha chút màu đỏ hung, dài mềm mượt và sáng bóng. Thân chú to lớn như trái mít mật, chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hạt đậu, lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng sậm, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chú có chiếc đuôi lớn, cong vồng, lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Vào mỗi buổi sáng, chủ thường gáy vàng khắp làng xóm, gọi ông mặt trời thức dậy. Vào mỗi buổi chiều, chú thường đi loanh quanh trong sân vườn, dẫn đàn gà mái đi mổ thóc bới giun.
Em rất yêu quý chú gà nhà em. Em luôn coi chú như một người bạn ở nhà của em.
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài và chỉnh sửa lỗi nếu có.
Gợi ý:
- Các đặc điểm của con vật.
- Trình tự sắp xếp các ý.
- Cách dùng từ, viết câu.
Lời giải chi tiết:
Em đọc lại bài và chỉnh sửa lỗi nếu có:
- Các đặc điểm tả con vật đã phù hợp.
- Trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc
- Cách dùng từ, viết câu đã đúng chính tả, có hình ảnh miêu tả.
Vận dụng
Nội dung câu hỏi:
Tìm đọc các bài văn miêu tả con vật.
- Tên con vật:
- Từ ngữ miêu tả con vật:
- Đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động, thói quen của con vật:
Phương pháp giải:
Em hãy tìm đọc các bài văn miêu tả con vật khác ở trên sách báo, internet... và ghi lại.
Lời giải chi tiết:
- Tên con vật: con chó
- Từ ngữ miêu tả con vật: già dặn, dễ thương, tinh ranh, người lính gác,...
- Đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động, thói quen của con vật: bộ lông màu nâu vàng, 4 chân của chú thon và dài, cái đuôi của chú ngắn ngủn, đôi mắt đen và tròn giống như hai hòn bi ve, thường vểnh lên nghe ngóng.
Unit 8: My friends and I
Bài tập cuối tuần 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 4
Chủ đề 3. Thực vật và động vật
SGK Toán 4 - Chân trời sáng tạo tập 1
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4