Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Thơ
D. Kịch
Câu 2. O. Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Hồi kí
Câu 3. Xác định nội dung chính trong đoạn văn sau?
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xổ ra sủa ầm ĩ.
(Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)
A. Giới thiệu về chú dế lửa
B. Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”
C. Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”
D. Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”
Câu 4. Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:
Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).
A. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
B. giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người
C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người
D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người
Câu 5. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 6. Thơ của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc?
Chọn đáp án không đúng.
A. Giúp con người sống tốt hơn
B. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng
C. Đánh thức tình yêu với con người
D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người
Câu 7. Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào?
A. Niềm vui
B. Nỗi buồn
C. Sợi dây hạnh phúc
D. Sợi dây kết nối
Câu 8. Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, đâu không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường?
A. Không thể giao tiếp với mọi người
B. Không thể hiểu những câu chuyện đùa
C. Hay bật cười chẳng vì lí do gì
D. Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản
Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn văn dưới đây?
Tôi hỏi mùa hè của em thế nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hóa ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-xơ-mít” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.
(Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)
A. Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em
B. Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em
C. Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em
D. Cuộc dạo chơi của hai chị em
Câu 10. Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?
A. Khát vọng khám phá
B. Sự thịnh vượng
C. Sự sáng tạo
D. Mong ước đổi đời
Câu 11. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?
A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quê mình của cụ Bơ-men
B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau
C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn-xi
D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi
Câu 12. Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm.
A. Chung lưng đấu cật
B. Đồng sức đồng lòng
C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0.5 điểm)
Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại gì? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Thơ D. Kịch |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản và dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
O. Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Tùy bút D. Hồi kí |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin về tác giả
Lời giải chi tiết:
O. Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại truyện ngắn
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.5 điểm)
Xác định nội dung chính trong đoạn văn sau? Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xổ ra sủa ầm ĩ. (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh) A. Giới thiệu về chú dế lửa B. Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi” C. Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi” D. Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi” |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”
=> Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Xác định nội dung chính trong đoạn văn sau? Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xổ ra sủa ầm ĩ. (Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh) A. Giới thiệu về chú dế lửa B. Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi” C. Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi” D. Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi” |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện ngắn
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là nghị luận
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Thơ của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc? Chọn đáp án không đúng. A. Giúp con người sống tốt hơn B. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng C. Đánh thức tình yêu với con người D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người |
Phương pháp:
Nhớ lại phong cách sáng tác của tác giả
Lời giải chi tiết:
Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng
=> Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào? A. Niềm vui B. Nỗi buồn C. Sợi dây hạnh phúc D. Sợi dây kết nối |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng: sợi dây kết nối
=> Đáp án: D
Câu 8 (0.5 điểm)
Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, đâu không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường? A. Không thể giao tiếp với mọi người B. Không thể hiểu những câu chuyện đùa C. Hay bật cười chẳng vì lí do gì D. Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường
=> Đáp án: D
Câu 9 (0.5 điểm)
Xác định nội dung chính của đoạn văn dưới đây? Tôi hỏi mùa hè của em thế nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hóa ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-xơ-mít” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. (Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen) A. Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em B. Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em C. Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em D. Cuộc dạo chơi của hai chị em |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.5 điểm)
Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì? A. Khát vọng khám phá B. Sự thịnh vượng C. Sự sáng tạo D. Mong ước đổi đời |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ Những cánh buồm
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho khát vọng khám phá
=> Đáp án: A
Câu 11 (0.5 điểm)
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng? A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quê mình của cụ Bơ-men B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn-xi D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau
=> Đáp án: B
Câu 12 (0.5 điểm)
Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm. A. Chung lưng đấu cật B. Đồng sức đồng lòng C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
“Chung lưng đấu cật” không chứa từ đồng âm
=> Đáp án: A
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình. |
Phương pháp:
Liên hệ bản thân và trả lời
Lời giải chi tiết:
Tình cảm gia đình luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Gia đình là gì? Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên, là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn. Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, yêu thương, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Vì thế gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Là thứ tình cảm giữa những người có quan hệ máu mủ, cùng huyết thống, họ cùng chung sống với nhau ngay từ khi họ là những đứa trẻ. Đó là tình cảm yêu thương mà ông bà dành cho cháu, bố mẹ dành cho con cái, anh chị em dành cho nhau. Tình cảm gia đình giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, bồi đắp cho chúng ta một trái tim yêu thương, chia sẻ. Gia đình chính là môi trường giúp chúng ta hình thành nhân cách. Một gia đình ấm áp hạnh phúc sẽ giúp chúng ta luôn ngọt ngào và đầy lòng vị tha. Chúng ta học cách quan tâm, thấu hiểu các thành viên trong gia đình, chúng ta sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ khi người thân gặp khó khăn. Ông bà, cha mẹ chúng ta có thể dành cả đời để lo lắng, chăm sóc cho con trẻ, dành những điều tốt nhất cho những người thân yêu. Những đứa trẻ sau này cũng sẽ trở thành những đứa con ngoan, học tập tốt, lao động tốt để báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ông bà cha mẹ. Vì vậy, tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng và lớn lao, chúng ta cần biết trân trọng và giữ gìn thứ tình cảm cao đẹp đó.
Unit 1. Home
Chủ đề 2: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
CHƯƠNG 2. GÓC – ĐƯỜNG TRÒN VÀ TAM GIÁC
Bài 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST CHI TIẾT
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6