Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Anh
D. Tiếng Nga
Câu 2. Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là?
A. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ
B. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi
C. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu
D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình
Câu 4. Xác định nội dung của đoạn trích sau:
Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã đề việc học hỏi từ người thầy: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?
(Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)
A. Giới thiệu hai câu tục ngữ
B. Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ
C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ
D. Khẳng định đây là hai câu tục ngữ nhiều thiếu sót
Câu 5. Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Văn bản nghị luận
Câu 6. Tóm tắt nội dung do người khác trình bày là?
A. Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác
B. Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác
C. Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác
D. Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác
Câu 7. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Chi tiết nào dưới đây thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế?
A. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc
B. Đánh giặc xong, bay về trời
C. Nhổ từng bụi tre để truy kích giặc
D. Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng
Câu 9. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây?
Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.
(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)
A. Giới thiệu về nhà vua
B. Quyết định tốn kém của nhà vua
C. Lời khuyên của anh người hầu
D. Quyết định đúng đắn của nhà vua
Câu 10. Tình huống nào dưới đây không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống?
A. Vai trò của gia đình với mỗi người
B. Em rất lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm
C. Nghiện game là một hiện tượng xấu, hủy hoại các bạn học sinh
D. Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt
Câu 11. Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
A. Tác phẩm đó phải rất đẹp
B. Tác phẩm đó phải đồ sộ
C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống
D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
Câu 12. Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, điều gì đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em?
A. Người em bị tai nạn
B. Bố mẹ ngồi giảng hòa
C. Một cuộc nói chuyện
D. Hai chị em xa nhau
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ mượn
Lời giải chi tiết:
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng Hán
=> Đáp án: A
Câu 2
Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ nhiều nghĩa
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 3
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là? A. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ B. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi C. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình |
Phương pháp:
Từ nội dung rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là: Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu
=> Đáp án: C
Câu 4
Xác định nội dung của đoạn trích sau: Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã đề việc học hỏi từ người thầy: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau? (Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú) A. Giới thiệu hai câu tục ngữ B. Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ D. Khẳng định đây là hai câu tục ngữ nhiều thiếu sót |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Nội dung: Giới thiệu hai câu tục ngữ
=> Đáp án: A
Câu 5
Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Văn bản nghị luận |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại văn bản nghị luận
=> Đáp án: D
Câu 6
Tóm tắt nội dung do người khác trình bày là? A. Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác B. Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác C. Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác D. Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác |
Phương pháp:
Nhớ lại quy trình tóm tắt nội dung do người khác trình bày
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt nội dung do người khác trình bày là tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác
=> Đáp án: A
Câu 7
Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
Tác dụng: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
=> Đáp án: B
Câu 8
Chi tiết nào dưới đây thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế? A. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc B. Đánh giặc xong, bay về trời C. Nhổ từng bụi tre để truy kích giặc D. Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế: Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng
=> Đáp án: D
Câu 9
Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây? Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. (Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn) A. Giới thiệu về nhà vua B. Quyết định tốn kém của nhà vua C. Lời khuyên của anh người hầu D. Quyết định đúng đắn của nhà vua |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
Nội dung: Quyết định đúng đắn của nhà vua
=> Đáp án: D
Câu 10
Tình huống nào dưới đây không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống? A. Vai trò của gia đình với mỗi người B. Em rất lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm C. Nghiện game là một hiện tượng xấu, hủy hoại các bạn học sinh D. Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt |
Phương pháp:
Đọc các trường hợp để xác định
Lời giải chi tiết:
Tình huống lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống
=> Đáp án: B
Câu 11
Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác? A. Tác phẩm đó phải rất đẹp B. Tác phẩm đó phải đồ sộ C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu tác phẩm có ích cho cuộc sống là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác
=> Đáp án: C
Câu 12
Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, điều gì đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em? A. Người em bị tai nạn B. Bố mẹ ngồi giảng hòa C. Một cuộc nói chuyện D. Hai chị em xa nhau |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, một cuộc nói chuyện đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em
=> Đáp án: C
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”. |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ, chú ý các chi tiết thể hiện tình mẫu tử sâu sắc
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.
Chủ đề 2. Em đang trưởng thành
Unit 5: The music of life
Unit 5: The music of life
Chủ đề 2. EM ĐANG TRƯỞNG THÀNH
Unit 9. Cities of the World
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6