Toán lớp 3 tập 1 - Cánh Diều

Toán lớp 3 trang 103 - Hình tam giác, hình tứ giác - SGK Cánh diều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Lý thuyết

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Lý thuyết

Bài 1

Nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi nêu tên các hình, các đỉnh và các cạnh, góc của mỗi hình đó.

Lời giải chi tiết:

- Hình tam giác KIL:

+ 3 đỉnh là: K, I, L

+ 3 cạnh là: KI, IL, LK

+ 3 góc là: Góc đỉnh K, cạnh KI và KL

                  Góc đỉnh I, cạnh IK và IL

                  Góc đỉnh L, cạnh LI và LK

- Hình tam giác GEH:

+ 3 đỉnh là: G, E, H

+ 3 cạnh là: GE, EH, HG

+ 3 góc là: Góc đỉnh G, cạnh GE, GH

                   Góc đỉnh E, cạnh EG, EH

                   Góc đỉnh H, cạnh HE, HG

- Hình tứ giác ADCB:

+ 4 đỉnh là A, D, C, B

+ 4 cạnh là AD, DC, CB, BA

+ 4 góc là: Góc đỉnh A, cạnh AD và AB

                  Góc đỉnh D, cạnh DA và DC

                  Góc đỉnh C, cạnh CD và CB

                  Góc đỉnh B, cạnh BC và  BA

- Hình tứ giác QMNP:

+ 4 đỉnh là: Q, M, N, P

+ 4 cạnh là: QM, MN, NP, PQ

+ 4 góc là: Góc đỉnh Q, cạnh QM và QP

                   Góc đỉnh M, cạnh MN và MQ

                  Góc đỉnh N, cạnh NM và NP

                  Góc đỉnh P, cạnh PN và PQ

Bài 2

Quan sát hình vẽ, thực hiện các hoạt động sau:

a) Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.

b) Dùng ê ke để kiểm tra và nêu tên góc vuông, góc không vuông trong mỗi hình trên.

Phương pháp giải:

a) Hình tam giác ABC.

    Hình tứ giác GHIE, hình tứ giác LMNK.

b) Hình tam giác ABC:

- Góc không vuông đỉnh A, cạnh AB và AC

- Góc không vuông đỉnh B, cạnh BA và BC

- Góc không vuông đỉnh C, cạnh CA và CB

Hình tứ giác GHIE:

- Góc không vuông đỉnh G, cạnh GH và GE

- Góc không vuông đỉnh I, cạnh IH và IE

- Góc vuông đỉnh E, cạnh EG và EI

- Góc vuông đỉnh H, cạnh HG, HI

Hình tứ giác LMNK:

- Góc vuông đỉnh K, canh KL và KN

- Góc không vuông đỉnh L, cạnh LM và LK

- Góc không vuông đỉnh M, cạnh MN và ML

- Góc không vuông đỉnh N, cạnh NM và NK

Bài 3

Đo độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, hình tứ giác sau rồi viết số đo (theo mẫu):

Phương pháp giải:

Sử dụng thước có vạch chia để đo độ dài các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác.

Lời giải chi tiết:

a) AB = 4 cm, AC = 3 cm, BC = 5 cm

b) PQ = 38 mm, MQ = 28 mm, NP = 20 mm, MN = 25 mm

Bài 4

Theo em, hình tiếp theo (?) được ghép bởi bao nhiêu que tính?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính.

Từ đó em trả lời được câu hỏi ở đề bài.

Lời giải chi tiết:

Hình thứ nhất gồm 3 que tính.

Hình thứ hai gồm 5 que tính.

Hình thứ ba gồm 7 que tính.

Hình thứ tư gồm 9 que tính.

Vậy ta nhận thấy quy luật: Hình phía sau nhiều hơn hình phía trước 2 que tính.

Vậy hình tiếp theo có 11 que tính.

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết: Hình tam giác, hình tứ giác - SGK Cánh diều

Fqa.vn
Bình chọn:
4.9/5 (113 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi