1. Bài 15. Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ
2. Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
3. Bài 17. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
4. Bài 18. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
5. Ôn tập chương V
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Công nghệ 10
Câu hỏi tr 14
Mở đầu
Các nhóm cây trồng phổ biến được phân loại như thế nào? Những yếu tố chính trong trồng trọt là gì? Chúng có mối liên hệ như thế nào đối với cây trồng? |
Lời giải chi tiết:
- Có 3 cách phân loại thường gặp:
+ Phân loại theo nguồn gốc
+ Phân loại theo đặc tính sinh vật học
+ Phân loại theo mục đích sử dụng
- Những yếu tố chính trong trồng trọt là: Giống cây trồng, ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng, kĩ thuật canh tác.
- Chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.
Câu hỏi tr 15
Khám phá
Hãy kể tên một số loại cây trồng nhiệt đới, cây trồng á nhiệt đới hoặc cây trồng ôn đới ở địa phương em. |
Lời giải chi tiết:
- Cây trồng nhiệt đới: vải, ổi, nhãn, mít, xoài...
- Cây trồng á nhiệt đới: bơ, roi, quýt đường, cam, na, lựu, bưởi, chanh leo...
- Cây trồng ôn đới: nho, táo đỏ, dâu tây, mận, hành tây, cà chua, cà rốt...
Khám phá
Kể tên các loại cây hằng năm và cây lâu năm có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam |
Lời giải chi tiết:
+ Cây hằng năm: lúa, ngô, sắn, khoai lang...
+ Cây lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều,...
Khám phá
Sắp xếp các loại cây trồng của địa phương em thành các nhóm theo mục đích sử dụng. |
Lời giải chi tiết:
HS tự liên hệ với địa phương mình.
Ví dụ:
+ Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn...
+ Cây ăn quả: bưởi, cam, na, xoài, nhãn, vải...
+ Cây rau: rau cải, rau ngót, rau muống, bí, mướp...
+ Cây dược liệu: đinh lăng, củ nghệ, hương nhu, bạc hà...
+ Cây lấy gỗ: cây bạch đàn, cây thông…
Câu hỏi tr 16
Kết nối năng lực
Tìm hiểu về các loại cây trồng phản ứng với quang chu kì và biện pháp kĩ thuật áp dụng để cây trồng ra hoa. |
Lời giải chi tiết:
Ví dụ cây thanh long: Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Do đó, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.
Khám phá
Nêu một số biểu hiện của cây trồng khi gặp điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp. |
Lời giải chi tiết:
+ Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ môi trường quá cao: lá cháy sém, cây héo,...
+ Một số biểu hiện của cây khi gặp nhiệt độ quá thấp: lá cây bị héo, rụng lá...
Câu hỏi 17
Kết nối năng lực
Tìm hiểu những biểu hiện của cây trồng khi bị thừa hoặc thiếu nước. |
Lời giải chi tiết:
- Biểu hiện của cây trồng khi thiếu nước:
+ Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần
+ Lá bắt đầu vàng, nâu từ đầu lá đến toàn bộ lá
+ Tăng trưởng chậm, giảm ra hoa, kết trái
+ Thân và rễ cây suy yếu
- Biểu hiện của cây trồng khi thừa nước:
+ Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển, đôi khi có màu nâu thay vì màu xanh lá
+ Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo
+ Có thể có lớp rêu xanh hoặc mốc trắng, đen mỏng xuất hiện dưới gốc cây, lâu ngày dẫn đến thối rễ.
Khám phá
Đọc nội dung II.4, nêu vai trò của nước và độ ẩm đối với cây trồng. |
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của nước:
+ Trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hòa tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây.
+ Giữ vai trò điều hòa nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.
- Vai trò của độ ẩm:
+ Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng thiếu dinh dưỡng, kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
+ Cây trồng thiếu hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.
Luyện tập
Phân tích mối quan hệ giữa các cây trồng với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất trồng, dinh dưỡng và kĩ thuật canh tác. |
Lời giải chi tiết:
- Ánh sáng:
+ Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng, phát triển.
+ Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng (quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng), năng suất và chất lượng nông sản.
+ Mỗi loại cây trồng thích hợp với nhiệt độ khác nhau, thậm chí cùng một loại cây trồng nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại cần nhiệt độ môi trường khác nhau.
- Độ ẩm
+ Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ ức chế hoạt động của các sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng bị thiếu dinh dưỡng.
+ Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết.
- Đất trồng:
+ Có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững.
+ Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hoặc một vài loại đất nhất định.
- Dinh dưỡng:
+ Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng.
+ Thừa dinh dưỡng có thể làm rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây ngộ độc cho cây.
- Kĩ thuật canh tác:
+ Nhằm mục đích tạo ra điều kiện hệ sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.
+ Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái.
Vận dụng
Quan sát cây trồng trong khuôn viên nhà trường hoặc ở gia đình em và nhận biết những cây bị thiếu nước và thiếu ánh sáng. Đề xuất giải pháp khắc phục. |
Lời giải chi tiết:
HS quan sát và tự đề xuất giải pháp khắc phục
Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Chương 4: Khí quyển
Đề thi học kì 1
Unit 4: Home sweet home
Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí