1. À ơi tay mẹ - Bình Nguyên
2. Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương
3. Cao dao Việt Nam
4. Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng (SGK mới)
5. Đồng tháp Mười mùa nước nổi - Văn Công Hùng
6. Thời thơ ấu của Hon-da - H.Sô-i-chi-rô
7. Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh
8. Vẻ đẹp của một bài ca dao
9. Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
10. Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn độc lập" - Bùi Đình Phong
11. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
12. Giờ Trái Đất
1. Ông lão đánh cá và con cá vàng - Pu-skin (SGK mới)
2. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (SGK mới)
3. Lượm - Tố Hữu (SGK mới)
4. Gấu con chân vòng kiềng - U-xa-chốp
5. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
6. Khan hiếm nước ngọt
7. Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
8. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh (Cánh Diều)
9. Điều không tính trước - Nguyễn Nhật Ánh
10. Chích Bông ơi - Cao Duy Sơn
11. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
12. Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng
13. Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (SGK mới) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
Tác giả
1. Tiểu sử
- Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.
- Quê hương ông ở Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.
- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi.
- Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.
- Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).
2. Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm tiêu biểu: Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970); Mùa xanh đến (1972); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Đêm nay Bác không ngủ (1976); Phút bi kịch cuối cùng (1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)….
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970).
- Trong số tất cả những sáng tác của mình, “Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hoàn cảnh khi mọi người ngủ ở túp lều tranh. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc.
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ viết năm 1951.
- Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hoàn cảnh khi mọi người ngủ ở túp lều tranh.
b. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "Lấy sức đâu mà đi"): Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "Anh thức luôn cùng Bác"): Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.
- Đoạn 3 (Còn lại): Suy nghĩ của anh đội viên về Bác.
c. Thể thơ
- Thơ 5 chữ.
d. Tóm tắt
Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
b. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện.
- Phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố biểu cảm và miêu tả.
- Hình ảnh, chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.
Sơ đồ tư duy bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ":
Chủ đề 2: BÀI CA HÒA BÌNH
Chủ đề 7. TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
Bài 7: Thế giới cổ tích
Chương III - TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
Unit 1. My New School
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6