1. À ơi tay mẹ - Bình Nguyên
2. Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương
3. Cao dao Việt Nam
4. Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng (SGK mới)
5. Đồng tháp Mười mùa nước nổi - Văn Công Hùng
6. Thời thơ ấu của Hon-da - H.Sô-i-chi-rô
7. Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nguyễn Đăng Mạnh
8. Vẻ đẹp của một bài ca dao
9. Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
10. Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn độc lập" - Bùi Đình Phong
11. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
12. Giờ Trái Đất
1. Ông lão đánh cá và con cá vàng - Pu-skin (SGK mới)
2. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (SGK mới)
3. Lượm - Tố Hữu (SGK mới)
4. Gấu con chân vòng kiềng - U-xa-chốp
5. Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
6. Khan hiếm nước ngọt
7. Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
8. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh (Cánh Diều)
9. Điều không tính trước - Nguyễn Nhật Ánh
10. Chích Bông ơi - Cao Duy Sơn
11. Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
12. Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng
13. Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"
Điều không tính trước bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, là một nhà văn người Việt.
- Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh. Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm.
- Ông từng tham gia thanh niên xung phong, dạy học tại trường THCS Bình Tây từ 1983-1985, và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...
2. Sự nghiệp văn học
- Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
- Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
- Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất.
- Tác phẩm chính: Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau), Mắt biếc (truyện dài, 1990), Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989), Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27.6.2013), Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7.1.2018), Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1.2008),...
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Điều không tính trước in trong tập Út Quyên và tôi, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “hộp đồ nghề của anh Nghĩa”: nguyên nhân dẫn đến tâm trạng uất ức và muốn đánh nhau của nhân vật “tôi”
- Phần 2: tiếp theo đến ”thế là nó lăn đùng ra đất”: sự chuẩn bị cho cuộc đánh nhau của nhân vật “tôi” cùng đồng bọn
- Phần 3: còn lại: hành động bất ngờ của Nghi và sự giảng hòa của ba đứa trẻ
c. Tóm tắt
Không phục vì bị Nghi cho là mình phạm lỗi việt vị trong trận bóng giao hữu, “tôi” quyết định đánh nhau để giành lại công bằng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí và rủ thêm Phước làm đồng bọn, nấp sẵn trong bụi cây đánh lén hòng muốn cho Nghi một trận nhớ đời. Thế nhưng khi gặp nhau, hành động của Nghi đã làm cả hai chú bé bất ngờ, Nghi đưa ra một cuốn sách về luật bóng đá để “tôi” đọc tham khảo, còn rủ hai người bạn cùng đi xem phim. “Tôi” và Phước thấy thế bỗng nhiên nguôi giận, không còn muốn đánh nhau nữa, cả ba lại hòa đồng vui vẻ.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Tác phẩm cho thấy tình bạn bền chặt, khăng khít được xây dựng từ những gì chân thành, bao dung và độ lượng nhất. Sự rộng lượng và không chấp nhặt của Nghi đã khiến “tôi” và Phước buông bỏ sự căm ghét, thù hận để cùng nắm tay nhau vui vẻ, hòa đồng như những người bạn thật sự. Đồng thời giúp con người ta nhận ra trong cuộc sống nên chân thành, nhẫn nhịn và có lòng bao dung với mọi người.
b. Giá trị nghệ thuật
Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, gây hài hước, kịch tính
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Văn phong gần gũi, phù hợp với học sinh
Sơ đồ tư duy văn bản "Điều không tính trước":
Chủ đề 5. Trò chơi dân gian
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST SIÊU NGẮN
BÀI 3
Đề thi giữa kì 2
Bài 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ CON NGƯỜI
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6