Yêu cầu của nghề nghiệp
Câu 1: Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của Hộp xúc xắc nghề nghiệp.
Lời giải chi tiết:
- Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của Hộp xúc xắc nghề nghiệp
+ Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em.
+ Điều dưỡng: Có khả năng chăm sóc người khác.
+ Nghề nông: Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù.
+ Thợ cơ khí: Hiểu biết về máy móc.
+ Kế toán, bán hàng: Khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ.
Câu 2
Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.
Lời giải chi tiết:
+ Phân loại theo 2 nhóm: Phẩm chất và năng lực
Phẩm chất | Năng lực |
Cần cù | Có kỹ năng chăm sóc người khác |
Cẩn thận | Hiểu biết về thiên nhiên |
Kiên nhẫn | Hiểu biết, yêu quý trẻ em |
Tỉ mỉ | Hiểu biết về máy móc |
| Khả năng tính toán tốt |
| Giao tiếp tốt |
Phẩm chất, năng lực cần có đối với mỗi nghề ở địa phương
Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương.
Gợi ý:
+ Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương.
+ Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này.
Lời giải chi tiết:
Tên nghề ở địa phương | Yêu cầu về phẩm chất | Yêu cầu về năng lực |
Giáo viên | Yêu trẻ, kiên trì, nhẫn nại, công bằng, bao dung | - Chuyên môn sư phạm vững vàng, chuyên nghiệp - Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học.
|
Kế toán
| Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì | Kĩ năng tính toán nhanh, đúng, chuẩn xác |
Em và các nghề ở địa phương
Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau:
Lời giải chi tiết:
Nghề nhà báo
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề | Phẩm chất, năng lực của em | Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm |
- Kiên nhẫn - Chăm chỉ - Cẩn thận - Nhẫn nại - Có khả năng ngôn ngữ, câu chữ tốt - Có khả năng tiếp nhận và thu thập thông tin tốt
| - Học tốt các môn xã hội - Khả năng văn chương và hình thành ngôn ngữ tốt - Kiên nhẫn - Chăm chỉ
| - Cẩn thận - Nhẫn nại - Tăng cường kiến thức thực tế
|
Tập san về nghề ở địa phương
Câu 1: Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương.
Gợi ý:
+ Sự ra đời của nghề
+ Đặc điểm của những người làm nghề
+ Sản phẩm của nghề
+ Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương
+ Cảm nhận cá nhân của em về nghề
Lời giải chi tiết:
Gió cầu vương áo nàng thôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ."
(Đông Hồ)
Nghề làm nón ở Huế đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua với nhiều làng nghề thủ công: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây,....Mỗi năm sản xuất hàng triệu chiếc nón đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Những bàn tay nghệ nhân khéo léo đan từng chiếc nón, trải qua nhiều công đoạn khác nhau để hoàn thành sản phẩm. Các công đoạn gồm: chọn khung, uốn vành, lợp lá,cắt hoa văn, chằm và đánh bóng bảo quản, cuối cùng đưa ra thị trường. Vì gồm nhiều công đoạn như thế, nghề làm nón cũng chia ra làm nhiều thợ, mỗi người một việc: Thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón,...Ở Huế đâu đâu cũng có các hàng nón lá: chợ Đông Ba, Bến Ngự,...đến chợ Sịa, Phò Trạch,.... Với vẻ ngoài hấp dẫn, chiếc nón đã trở thành một món hàng được nhiều người dân ưa chuộng, nhiều khách du lịch yêu thích. Ai đã từng đến Huế, đều tự mua cho mình chiếc nón bài thơ - một dấu ấn mang đậm nét riêng của người dân nơi đây. Hình ảnh chiếc nón lá được quảng bá khắp thị trường, các cô, các chị, ai cũng chuộng món hàng này, vừa đơn giản, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Cầm chiếc nón lá trên tay, ta không chỉ yêu từng đường kim mũi chỉ, từng đường nét hoa văn, mà còn yêu thêm xứ Huế tình nghĩa đầy mộng mơ, yêu thêm những vẫn thơ mộc mạc đậm chất trữ tình:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
(Thu Bồn)
Nón lá, đặc biệt là nón bài thơ đã đi sâu vào lòng người qua các bài thơ mộc mạc, yêu thương, trở thành một nét riêng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là nhân dân xứ Huế. Dẫu cho hiện tại, bóng dáng chiếc nón lá không còn rợp bóng các con phố như ngày xưa, những hình ảnh của nó vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng người dân. Yêu thêm chiếc nón lá, yêu thêm con người Huế, yêu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam..... Và một điều chắc chắn rằng, dù thời gian có trôi đi vô tận, hình ảnh chiếc nón lá cùng chiếc áo dài truyền thống mãi tồn tại sâu sắc trong tâm khảm người dân. Chiếc nón lá mãi là biểu tượng của một dân tộc đầy yêu thương và sâu sắc.....
Câu 2
Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.
Lời giải chi tiết:
HS tự thực hiện.
Toán 7 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Chương X: Sinh sản ở sinh vật
Songs
Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống