Câu 1
Câu 1 (trang 93 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Lời giải chi tiết:
- Thái độ nghiêm khắc: Chỉ ra lỗi lầm của các tướng sĩ, chê trách các tướng sĩ.
- Thái độ khoan dung: Phân tích, nhẹ nhàng khuyên bảo các tướng sĩ.
Câu 2
Câu 2 (trang 93 VBT Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
Lời giải chi tiết:
a) Xác định vai xã hội:
- Lão Hạc: Tuổi tác cao nhưng vai địa vị xã hội thấp hơn ông giáo
- Ông giáo: Ít tuổi hơn lão Hạc nhưng địa vị xã hội cao hơn lão Hạc
b) Những chi tiết:
- An ủi thân tình (nắm lấy vai lão, mời uống nước, ăn khoai, hút thuốc)
- Xưng hô:
+ Gọi lão hạc là cụ, ông con mình (kính trọng người già)
+ Xưng tôi (không coi mình là người có địa vị xã hội cao)
c)
- Những chi tiết nói lên thái độ thân tình:
+ Gọi: Ông giáo (kính trọng người có vai xã hội cao hơn mình)
+ Dùng các từ: chúng mình, nói đùa thế... (giản dị, thân tình)
- Những chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và giữ ý:
+ Cười đưa đà, cười gượng
+ Từ chối lời mời ở lại ăn khoai, không tiếp tục ở lại nói chuyện.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8
Bài 22
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8