1. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
2. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
1. Hãy đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”
2. Nêu cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
3. Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
4. Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)
- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
- Nhân vật ếch và rùa: ếch là con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo còn rùa là một con vật thuộc biển đông bao la rộng lớn, hiểu biết rộng nhưng có tính tình khiêm tốn
II. Thân bài
1. Nhân vật ếch
- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng sụp
- Thái độ: Sung sướng, kiêu ngạo “có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng,… Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi”
- Cách sống: một mình chiếm một chỗ nước tụ
→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại kiêu ngạo, huênh hoang
2. Nhân vật rùa
- Môi trường sống rộng lớn, bao la: biển đông
- Thái độ của rùa: nhẹ nhàng, “từ từ rút chân ra, lùi lại”
→ Hiểu biết nhưng khiêm tốn
3. Bài học rút ra
- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.
- Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.
- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…
- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…
Bài mẫu
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và rùa, từ đó giúp ta có được những bài học bổ ích.
Ếch là con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo còn rùa là một con vật ở biển đông bao la rộng lớn, hiểu biết rộng nhưng có tính tình khiêm tốn. Chú ếch chỉ sống trong một không gian chật hẹp là cái giếng sụp nhưng lại cho rằng đó là cả thế giới. Chú sung sướng vì có thể tự do độc chiếm chiếc giếng, kiêu ngạo cho rằng “Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng”. Còn rùa thì hoàn toàn ngược lại, chú vốn sống ở biển lớn, tầm hiểu biết vô cùng sâu rộng. Thế nhưng thay vì khoe khoang như ếch, chú chọn cách sống khiêm tốn, nhẹ nhàng. Câu chuyện về chú ếch bối rối đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.
Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Vì vậy, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Chủ đề 5. Ánh sáng
Đề thi học kì 1
Skills Practice A
Bài 7: Thơ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7