1. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng
2. Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?
3. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
1. Hãy đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”
2. Nêu cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
3. Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
4. Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
5. Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường
Dàn ý
1. Mở bài
- Lí do kể chuyện: những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống
- Giới thiệu tên truyện: Ếch ngồi đáy giếng
2. Thân bài
a. Thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
- Có một chú ếch sống trong một cái giếng sụp
- Nhân vật: Chú ếch và rùa
b. Kể các sự việc theo trình tự thời gian
- Sự việc 1: Một chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó cảm thấy vô cùng sung sướng vì có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng một cách tự do, thoải mái; nó có thể ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng mà không có ai làm phiền; nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng.
- Sự việc 2: Ếch mời rùa vào giếng thăm nơi mình ở
- Sự việc 3: Con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình, đó là biển đông mênh mông, rộng lớn… Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì… bão lũ liên tục không làm cho mực nước biển không lên, bờ biển không lui ra xa Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông.
- Sự việc kết thúc: Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
c. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện
- Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện:
+ Môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa; ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời, nó tỏ ra vô cùng sung sướng và cho rằng cuộc sống như vậy là quá đủ. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy
+ Chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập, rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích. Đồng thời, để mở mang tầm hiểu biết, chúng ta cần tìm hiểu môi trường sống xung quanh, không nên bó hẹp trong một cái giếng sụp như ếch kia.
3. Kết bài
Kết thúc câu chuyện
Bài mẫu 1
Những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Và truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong số đó.
Câu chuyện kể về một chú ếch sống trong một cái giếng sụp và chú rùa sống ở biển đông mênh mông. Chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó cảm thấy vô cùng sung sướng vì có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng một cách tự do, thoải mái; nó có thể ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng mà không có ai làm phiền; nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng. Ếch mời rùa vào giếng thăm nơi mình ở. Con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình, đó là biển đông mênh mông, rộng lớn… Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì… bão lũ liên tục không làm cho mực nước biển không lên, bờ biển không lui ra xa Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông. Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Như vậy, môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa; ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời, nó tỏ ra vô cùng sung sướng và cho rằng cuộc sống như vậy là quá đủ. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy. Chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập, rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích. Đồng thời, để mở mang tầm hiểu biết, chúng ta cần tìm hiểu môi trường sống xung quanh, không nên bó hẹp trong một cái giếng sụp như ếch kia
Bài mẫu 2
Có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn nhưng ẩn chứa bên trong vô vàn bài học ý nghĩa. Bạn đã bao giờ hiểu rõ về câu “Ếch ngồi đáy giếng” chưa? Theo mình nghĩ, câu ấy chỉ những kẻ sống trong môi trường hạn hẹp nhưng luôn tự đắc, tưởng rằng đó là thế giới vô cùng sung sướng, tuyệt nhất rồi. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài, gặp những người có môi trường sống rộng lớn, tầm hiểu biết hơn mình thì mới chuốc lấy những kết cục thật bi hài. Đến với câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những điều thú vị của chú ếch.
Chuyện kể rằng có một chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó nói với một con rùa ở biển đông: Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Với ếch, đó là thế giới tuyệt vời nhất. Bởi nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng biết bao nhiêu.
Vì ếch ta nghĩ rằng môi trường sống trong giếng sụp của nó là thế giới vô cùng tuyệt vời nên tha thiết mời rùa vào giếng thăm nơi ở của mình một lát. Rùa thấy ếch mời chân tình nên cũng muốn vào không gian sống của ếch. Thế nhưng, con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Sau đó, rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình: biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì. Thời vua Vũ, cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà mực nước biển ở biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông.
Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa. Ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy. Bởi vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích.
Phần Lịch sử
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Chương VI. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Đề thi giữa kì 1
Unit 1. Cultural interests
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7