Hoạt động 1
Câu 1
Chia sẻ những tình huống nguy hiểm mà em biết.
Gợi ý:
Phương pháp giải:
Em quan sát gợi ý và tìm hiểu thêm.
Lời giải chi tiết:
- Bị bạn bè bắt nạt.
- Bị người lạ bám theo.
- Bị trượt chân ngã xuống sống.
- Đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét.
- ....
Câu 2
Chia sẻ về cách tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm đó.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ về những cách tự bảo vệ mình nên làm.
Lời giải chi tiết:
- Bị bạn bè bắt nạt: Không nên tỏ ra yếu thế mà dũng cảm đứng lên để ngăn cản hành vi của những bạn bắt nạt mình. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo.
- Bị người lạ bám theo: Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường.
- Bị trượt chân ngã xuống sông: Nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, thả lỏng người , dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước và hô cứu.
- Đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét: Nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh.
Hoạt động 2
Thảo luận để đưa ra cách tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm.
Gợi ý:
Phương pháp giải:
Em thảo luận với các bạn để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Trên đường đi học hoặc về nhà mà phát hiện có người lạ bám theo mình
- Không nên sợ hãi và cố gắng giữ bình tĩnh
- Hãy bước đi nhanh, để cắt đuôi.
- Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát.
- Bé gọi điện cho cha mẹ đến đón.
Hoạt động 3
Câu 1
Thảo luận đưa ra cách xử lý để tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm sau:
Phương pháp giải:
Em đọc tình huống và đề xuất cách xử lý phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Huy nên giữ bình tĩnh không sợ hãi, lo lắng; tìm cách nói chuyện với bạn để giảng hòa. Nếu không được thì kể chuyện, tâm sự với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp khuyên ngăn và giải quyết bất hoà với bạn.
Tình huống 2:
Toàn nên cố gắng hết sức đạp xe chạy thoát khỏi 2 người đó đến chỗ đông người. Nếu cảm thấy không có khả năng chạy thoát thì ngoan ngoãn đưa chiếc xe cho họ, cố gắng nhớ rõ gương mặt của 2 người đó và chạy về kể lại cho bố mẹ, người thân để đi báo án.
Tình huống 3:
Lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó và chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón.
Tình huống 4:
Bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó.
Câu 2
Câu 2
Tranh biện về quan niệm: “Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây”.
Chuẩn bị lý lẽ, lập luận, ví dụ để ủng hộ hoặc phản đối.
Phương pháp giải:
Em đưa ra những lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
Lời giải chi tiết:
- Ủng hộ:
+ Mạng xã hội là nơi có thể làm quen được nhiều bạn tốt, giúp đỡ nhau được những khi cần thiết rất nhanh chóng và thuận tiện.
+ Mạng xã hội giúp ta gặp gỡ được nhiều hơn, tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ hơn,....
- Phản đối:
+ Mạng xã hội là thế giới ảo nên con người trên đó cũng là ảo và không bao giờ tìm được bạn tốt.
+ Những nguy hiểm mà mạng xã hội mang lại có thể không tác động về mặt thể chất nhưng có tác động mạnh mẽ về tinh thần, tư tưởng. Những người bạn quen được trên mạng có thể khiến ta lơ là việc học tập, trở nên vô cảm với những người xung quanh.
Hoạt động 4
Thảo luận nhóm và thiết kế áp phích, video clip, tiểu phẩm,... hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm.
Phương pháp giải:
Em làm việc theo nhóm để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Bài 7. Trí tuệ dân gian
Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Chương X. Sinh sản ở sinh vật
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 7